Việt Nam: Tọa đàm về Kiểm điểm nhân quyền bị chính quyền làm khó

Trọng Thành

clip_image001

Tọa đàm về UPR ngày 05/09/2014 tại Văn phòng Công lý-Hòa bình, Dòng Chúa Cứu thế, số 38, Kỳ Đồng, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: VRNs - Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Hôm thứ Sáu 05/09/2014, tại Dòng Chúa Cứu thế, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra cuộc Tọa đàm để phổ biến các kết quả của cơ chế Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (UPR) năm 2014 của Việt Nam, do liên minh ba nhóm xã hội dân sự tổ chức. Nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam và đại diện các sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Thụy Sĩ đã tham dự. Khách sạn New World – nơi Tọa đàm dự định tổ chức – buộc phải từ chối thực hiện hợp đồng do chính quyền áp lực. Một số khách mời bị an ninh ngăn cản.

Cuộc Tọa đàm mang tên “UPR Việt Nam: Tiến trình – Tiềm năng và Thực tiễn” do ba tổ chức xã hội dân sự thực hiện: Diễn đàn Xã hội Dân sự, Phong trào Con đường Việt Nam và Văn phòng Công lý-Hòa bình. Đây là tọa đàm đầu tiên về UPR mở ra cho công chúng rộng rãi, kể từ khi Việt Nam hoàn thành cuộc Kiểm điểm lần 2 tại Genève hồi tháng 6/2014.

Diễn giả của Tọa đàm là bốn thành viên của các hiệp hội dân sự đã tham dự các kỳ UPR tại Genève: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Phạm Lê Vương Các, ông Bùi Tuấn Lâm, ông Trần Văn Huỳnh (thân phụ tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức).

Gần 50 người tham dự buổi tọa đàm. Ngoài thành viên một số nhóm xã hội dân sự, có Đại sứ Thụy Sĩ, ông Andrei Motyl, đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, ông Charles Sellers.

Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (The Unviversal Periodic Review – UPR) là một cơ chế nơi tình trạng nhân quyền tại 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc được xem xét, đánh giá thường xuyên. Ngày 20/06/2014, Việt Nam – với tư cách tân thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc – tuyên bố chấp nhận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị do 106 quốc gia đề xuất.

Phổ biến nội dung các cam kết mà chính quyền Việt Nam tuyên bố và giám sát việc thực thi cam kết là một trong các nội dung chủ yếu của cuộc Tọa đàm.

Về ý nghĩa và nội dung cuộc Tọa đàm, sau đây là một số nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: "… Một trong những nghĩa vụ sau UPR là Nhà nước Việt Nam phải tổ chức giới thiệu cho công chúng biết. Họ đã không làm những chuyện như thế. Chúng tôi làm với tinh thần rất là xây dựng để giúp cho các tổ chức xã hội dân sự, giúp cho công chúng và cho cả Nhà nước Việt Nam nữa, nhưng họ tìm mọi cách ngăn chặn…"

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cuộc tọa đàm buộc phải chuyển địa điểm tới Dòng Chúa Cứu thế, sau khi Khách sạn New World, một địa điểm rộng rãi mà công chúng có thể dễ dàng tham gia, phải từ chối thực hiện hợp đồng do áp lực của chính quyền địa phương. Nhiều khách mời tham gia Tọa đàm đã bị lực lượng an ninh ngăn cản.

T. T.

Nguồn: Viet.rfi.fr

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn