Gác mạ lỵ, hướng tới xây dựng một xã hội công dân

Hạ Đình Nguyên

Sự suy thoái toàn diện của xã hội Việt Nam hôm nay đang lao xuống, ầm ầm như thác đổ.

Không thể ngăn cản.

Không thể biện hộ, bằng sự hồ đồ mạ lỵ.

Chân lý không thuộc về kẻ nói to, nói nhiều, nói mạnh. Không ai có thể quản lý được chân lý, vì chân lý không có chủ nhân.

Chân lý thẩm thấu vào kẻ biết lắng nghe với trái tim có sức chứa.

Thư phản hồi

GHI NHẬN VÀ TRI ÂN

clip_image002  

Lễ khánh thành bia Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh (1-8-2013)

 
   

Kính gửi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Tôi đã đọc bài GIAN NAN CON ĐƯỜNG PHỤC CHẾ MỘT TẤM BIA THỜI LÝ của Giáo sư trên Bauxite Việt Nam (http://www.boxitvn.net/bai/19052 / http://boxitvn.blogspot.com/2013/09/gian-nan-con-uong-phuc-che-mot-tam-bia.html), blog Nguyễn Xuân Diện (http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/09/nguyen-hue-chi-gian-nan-con-uong-phuc.html) và một số trang khác (http://www.diendan.org/viet-nam/gian-nan-con-duong-phuc-che-mot-tam-bia-thoi-ly). Tôi liền thông báo cho các cụ và mọi người trong làng về nội dung bài này. Các cụ giao trách nhiệm cho tôi viết thư cám ơn Giáo sư.

Nhân dân làng Duy Tinh chúng tôi rất vui mừng phấn khởi, xin được ghi nhận và tri ân công lao của Giáo sư cùng các cộng sự, có một việc làm cao đẹp vô cùng ý nghĩa cho làng Duy Tinh, nơi có tấm bia "Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh" ngàn năm tuổi vừa được phục chế.

Từ nay, nhân dân làng Duy Tinh cũng như khách vãng cảnh chùa, được nhìn tận mắt: bên cạnh tấm bia cổ ngàn năm tuổi, phong sương vỡ sứt mất chữ, là tấm bia mới phục chế rõ ràng nét chữ, thấm đẫm hồn thiêng của tiền nhân.

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 5)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

PANEL HAI: TRANH ĐUA CHÍNH TRỊ, 1986-89

Zbigniew Bujak

Được đào tạo như một kỹ thuật viên về điện, Zbigniew Bujak (sinh năm 1954) đã làm việc nhiều năm tại nhà máy máy kéo Ursus gần Warsaw. Ông đã đồng tổ chức một cuộc đình công ở đó năm 1980, và trở thành một trong những nhân vật lãnh đạo trong phong trào Đoàn kết. Từ 1981 đến 1989 ông là người đứng đầu Đoàn kết trong khu vực Mazowsze, và cho đến khi bị bắt năm 1986 ông là nhân vật đối lập nổi bật nhất. Trong năm 1986, Bujak đã được trao Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy. Từ 1987 đến 1989 ông là thành viên của Ủy Ban Điều hành Quốc gia của Đoàn kết; từ 1990 đến 1991 là Chủ tịch của Quỹ Stefan Batory (Quỹ Soros). Là Dân biểu trong Hạ Viện từ 1991 đến 1997, ông đại diện cho Phong trào Xã hội Dân chủ (1991-93) và Nghiệp đoàn Lao động (1993-97). Bujak thường xuyên viết về chính trị Ba Lan và hiện tại là thành viên lãnh đạo của Đảng Liên minh Tự do.

Tiến sỹ Bá thách đấu 5 triệu USD về tốc độ “đường sắt đồ cổ”!

Sau cống bố gây sốc của tiến sỹ Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông về ĐS khổ 1 mét chạy 120 km/h trên báo Thanh Niên). Ngày 12/8/2013 Tiến sỹ Trần Đình Bá – Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN đã gủi thư ngỏ cho Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông - Cục trưởng ĐSVN thách đấu 5 triệu USD về tốc độ đường sắt khổ 1 mét. Thư này cũng đã được gửi đến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm để báo cáo về sự thất bại của dự án “Tân trang đường sắt đồ cổ” kéo dài từ 2004 đến nay!

Để đáp lại sự quan tâm của đọc giả với sự nghiệp Hiện đại đường sắt quốc gia, Tiến sỹ Trần Đình Bá xin thông báo cho các hãng thông tấn báo chí đưa tin về diễn biến của “đường sắt đồ cổ”, kèm theo nguyên văn bức thư!

Tiến sỹ Trần Đình Bá ( 0913758555) trân trọng kính báo!

Hoàng Anh Gia Lai tháo chạy: “Minsky” cho chính giới Việt Nam?

Phạm Chí Dũng

Tỷ phú hay hóa rồng?

Gần như ngay sau vụ giám đốc doanh nghiệp nhà Vĩnh Hưng bị bắt giữ ở Hà Nội, một trong những đầu tàu bất động sản của Việt Nam là ông Đoàn Nguyên Đức lại khoét thêm một lát cắt vào vết thương hoại tử đang ngoác rộng của thị trường địa ốc quốc gia này, với việc lần đầu tiên thừa nhận công khai về Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ “say goodbye” miền đất đã từng làm nhiều đại gia được ních chặt túi.

Báo chí Việt một lần nữa có được đề tài để bàn luận, lồng trong không khí rệu rã của thị trường bất động sản thời suy thoái. Tuy thế, ngay cả tiếng nói của những nhà báo vụ lợi nhất cũng như buồn thảm: trước đó, người ta đã viết và PR quá nhiều, quá đậm cho sự hồi phục của thị trường, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu khả quan nào cho chế độ tiêu thụ căn hộ tồn kho.

Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm?

Mai Thái Lĩnh

Ngày 3-9-2013 vừa qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng bài “Sự thật về Thác Bản Giốc và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”[1], thực ra là một bài phỏng vấn ông Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng) do phóng viên Hồng Thủy thực hiện. Vì bài phỏng vấn nhằm vào cá nhân tôi và bài viết của tôi nhan đề “Sự thật về Thác Bản Giốc”[2], tôi thấy cần phải làm rõ một số điểm được nêu trong bài phỏng vấn, nhằm tránh sự hiểu lầm cho người đọc.

1) Bài phỏng vấn được mở đầu như sau: “Thời gian gần đây một số hãng truyền thông phương Tây và các trang mạng xã hội đăng tải bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh, trong đó có những nhận định và quy chụp hết sức chủ quan khi cho rằng Việt Nam đã bán đất cho Trung Quốc khiến dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều người vẫn cảm thấy mơ hồ khi nhắc tới địa danh này”.

My thoughts during bedridden days

Le Hieu Đang

Translated by Nam Viet

After more than 45 years of fighting in the ranks of the Communist Party of Vietnam, with 45-year-old membership, the bitter and harsh experiencesthat myself and many of my friends underwent in the patriotic student movement before 1975 have urged me to write down my thoughts in order to "settle up" and to “reckon” everything with what I have done, the periods of time that I have undergone, the wrongs and the rights that I have experienced.

While in hospital, I read “The stories in my career” by Tran Van Thuy, other stories and novels written by the army’s writers like Nguyen Khai, Nguyen Minh Chau, Le Luu, Tran Dan. Also via TV, I followed events such as the official visit to the U.S. of President Truong Tan Sang, the visits to Korea and Myanmar of the National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hung. All of those have also urged me to write down these lines.

Về thủy điện Đồng Nai 6 và ĐN 6A: “Nhóm lợi ích” hãy stop và đừng lừa gạt dân nữa!

Hydropower Project DN 6&6A: one more or no more or any more?

Rolling Stone (SCT expert and supporter)

Biên dịch: T.T.

Một vấn đề/câu hỏi đối với Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai (gọi tắt: DLG), Viện MT&TN-ĐH Quốc gia-TP. Hồ Chí Minh (gọi tắt: Viện), Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM-Bộ TN&MT (gọi tắt: Hội đồng) cần có câu trả lời dứt điểm càng sớm càng tốt (ASAP).

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 4)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Bảng niên đại

Năm

Tháng

Sự kiện

1918

Mười Một

Ba Lan lấy lại sự độc lập của mình sau 123 năm chiếm đóng của nước ngoài

1926

Năm

Józef Piłsudski lật đổ chính phủ nghị viện trong một cuộc đảo chính quân sự

1939

Chín

Nước Đức Nazi là Liên Xô xâm chiếm Ba Lan; chính phủ đi lưu vong và “Quân đội Quê hương” (AK) được thành lập để chỉ huy kháng chiến

1941

Sáu

Nước Đức Nazi xâm chiếm Liên Xô

Thử bàn về “giấc mộng Trung hoa” của ông Tập Cận Bình

Nguyễn Thái Nguyên

Trong hai bài viết trước tôi đã nói ít nhiều về chiến thuật chiến lược, các thủ đoạn đen trắng xanh vàng gì đó của các nhà lãnh đạo Trung quốc qua các triều đại nhằm mục tiêu bành trướng. Tất nhiên, những lời bàn ấy không hề “văn minh lịch sự” như ông đại tá Lưu Minh Phúc ở Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, tác giả cuốn sách “Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và tư thế chiến lược của TQ trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ” đã tâng bốc dân tộc Trung Hoa, chủng tộc Trung Hoa là quốc gia dân tộc văn minh nhất thế giới, trí tuệ nhất thế giới trong cuốn sách nói trên. Đáng tiếc là chẳng có dịp nào mà thảo luận với ông đại tá Lưu về “sự hiểu lầm” vĩ đại này! (Từ “hiểu lầm” là từ tôi mượn của các ông bạn vàng TQ trong các cuộc thảo luận với các vị lãnh đạo đảng, nhà nước ta mỗi khi sang Bắc Kinh mà ý nghĩa sau nó là vô cùng tệ hại). Chỉ có thể ngửi thấy mùi vị cuốn sách kém trí tuệ này trong các phát biểu của Adolf Hitler và các tay chân ông ta trong đảng Quốc Xã thời những năm 1933-1939 mà thôi. Tôi sẽ trở lại có lời bàn về ông đại tá và tác phẩm của ông ta sau vì dù sao thì Tập Cận Bình mới là người đại diện của quốc gia Trung Hoa chứ không phải Lưu Minh Phúc.

“Các nhà lãnh đạo cần có một tầm nhìn”

Giáng Vân

Nhà thơ, nhà báo

Năm ngoái, sau một trận bão, Hà Nội mất hàng trăm cây xanh, trong đó có hàng chục cây cổ thụ lâu năm. Những cái cây bật gốc, trơ ra bộ rễ đã bị đốn chặt qua nhiều lần đào đường, thay gạch vỉa hè. Để cây xanh Hà nội không bị đổ, trước mùa mưa bão, người ta chỉ còn cách chặt hết lá cành. Có nhiều cây, có hai, ba nhánh lớn, bị chặt mất hai, còn một. Nhìn tổng thể những hàng cây Hà Nội, liên tưởng đến những người què quặt tật nguyền, khổ sở vô cùng. Tôi tin là cây có linh hồn, và chúng đau đớn quằn quại toàn thân. Những cái cây đã sống cùng thời gian, cùng lịch sử và con người Hà Nội hàng chục, hàng trăm năm.

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 3)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Dẫn nhập

Brian Porter

“Trong năm 1989, thế giới như chúng ta biết khi đó đã kết thúc”, đó là tuyên bố của poster mà chúng tôi thiết kế để quảng cáo cho một hội thảo được gọi là “Sự Sụp đổ được Dàn xếp của Chế độ Cộng sản: Bàn Tròn Ba Lan, Mười Năm Nhìn lại”. Sự kiện này ban đầu đã được hình dung như một phần của loạt “Bài giảng Copernicus”, mà được tổ chức hàng năm bởi Chương trình Nghiên cứu Ba Lan tại Đại học Michigan. Nó nhanh chóng trở thành cái gì đó lớn hơn nhiều, nhờ chủ yếu vào ẩn ý thiên niên kỷ được thâu tóm trong câu quảng cáo cường điệu đó. Nếu quả thực giả như đúng là thế giới đã kết thúc – và nếu sự khải huyền đó đã tập trung ở Ba Lan – thì chúng tôi đã cảm thấy có nghĩa vụ kỷ niệm thời khắc này với cái gì đó lớn một cách thích hợp. Và nó đã thật lớn: rốt cuộc chúng tôi đã tiếp đón hai mươi vị khách đặc biệt, kể cả tổng thống Ba Lan và nhiều nhân vật lãnh đạo chính phủ và phe đối lập từ các năm 1980 và ngày nay. Hầu hết các học giả ở Hoa Kỳ, chuyên sâu về Ba Lan đã đến hội thảo, với một số người tham gia trực tiếp như những người thảo luận. Nghị sỹ Carl Levin, Thống đốc John Engler, và các vị chức sắc khác đã dự tiệc bế mạc của chúng tôi. Có vẻ chắc chắn đã là một sự kiện mà chúng tôi có thể tự hào.

Cafe Cộng & Nghị định 72

Huy Đức

Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp.

Không phải tự nhiên mà Cafe Cộng có thể trở thành chuỗi. Chủ nhân của nó đã thành công khi nhìn thấy tính hữu dụng của những món đồ vứt đi. Nếu chính quyền tự tin thì phải biết ơn óc hài hước của các nhà kinh doanh. Làm gì có bộ máy tuyên truyền nào có thể đưa những người mà ý tưởng của họ trở thành cơ sở lý luận cho những kẻ độc tài đày đọa loài người vô được quán ngồi cùng với những người tử tế.

Cafe Cộng là một ý tưởng kinh doanh chứ không có khả năng "âm mưu". Quy kết vội vàng của Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội Tô Văn Động thể hiện não trạng của hệ thống, não trạng chỉ nhận biết khía cạnh "an ninh chính trị" trong sự muôn mặt của cuộc sống bình thường. Não trạng ấy còn chi phối tiến trình lập pháp của Nhà nước hiện nay, Nghị định 72 về internet bắt đầu có hiệu lực trong tuần này là một trong rất nhiều ví dụ.

Vốn ODA: Minh bạch cần được “Luật hóa”

Tô Văn Trường

Các nhà tài trợ quốc tế rất “kỵ” xung đột lợi ích trong dự án của họ. Việc ngăn chặn xung đột lợi ích thường đi kèm với điều kiện minh bạch (transparency), nên đây là yếu tố quan trọng cần phải được “luật hóa”.

Kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế giống như đứa trẻ chập chững tập đi. Bởi thế, cũng như đứa trẻ cần có sữa uống như một nguồn dinh dưỡng quan trọng, kinh tế VN rất cần sự hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn, mà vốn hỗ trợ phát triển (ODA) là nguồn vốn rất quan trọng. Tuy nhiên, đã “vay” thì phải “trả” và bởi thế ODA không phải là bầu sữa cho không, trừ phi đó là… sữa mẹ cho con.

Bên cạnh những hiệu quả to lớn mà ODA mang lại cho nền kinh tế nước ta thì những bất cập do về nhận thức, cách tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn ODA đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải kịp thời và nghiêm túc nghiên cứu đánh giá, giải quyết.

Chế độ nghị viện (Kỳ 3 – Kỳ cuối)

Phan Thành Đạt

III. Chế độ tổng thống, mô hình chính trị thích hợp cho Việt Nam

Cây tự do lớn rất nhanh, một khi nó bén rễ sâu trong lòng đất

George Washington, Tổng thống Mỹ

Việt Nam có vị trí địa lí chiến lược ở Đông Nam Á, vì vậy các cường quốc đều muốn có ảnh hưởng ở đây. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phe cộng sản và phe tư bản đối đầu trong một cuộc chiến ý thức hệ, bằng chạy đua vũ trang và tạo ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới. Triều Tiên và Việt Nam là nơi đối đầu trực tiếp giữa hai phe. Về phía Trung Quốc, láng giềng khổng lồ bên cạnh Việt Nam, nước này luôn muốn có ảnh hưởng chính trị và kinh tế, khiến Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Để giữ vị thế độc lập, tự chủ, tránh rơi vào vòng xoáy của nước lớn, Việt Nam cần xây dựng một thể chế dân chủ, để phát huy trí tuệ của con người nhằm giúp đất nước vượt qua những khó khăn hiện tại. Muốn vậy, Việt Nam cần có một bản Hiến pháp tiến bộ. Hiến pháp năm 1946 và Kiến nghị 7 điểm của các nhà trí thức đã tìm được lối thoát cho đất nước (A). Thêm một số đề nghị bổ sung nhằm xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan lãnh đạo (B), người viết bài này hi vọng sẽ góp phần vào sự nghiệp dân chủ hóa đất nước.

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 2)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

LỜI TRI ÂN

Việc chuẩn bị học liệu hướng dẫn này được tài trợ một phần bởi một khoản tài trợ từ Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (the United States Institute of Peace). Chúng tôi muốn cảm ơn Janine Holc và Myron Levine vì các bình luận của họ về một bản thảo sớm hơn. Chúng tôi cũng biết ơn các nhân viên sau đây của Trung tâm Nghiên cứu Nga và Đông Âu của Đại học Michigan vì sự giúp đỡ của họ trong các pha khác nhau của dự án này: Kasia Kietlinska, Libby Larsen, Chandra Luczak, Sylvia Meloche, Roberta Nerison-Low, và Marysia Ostafin. Không ai trong các tổ chức hoặc các cá nhân này phải chịu trách nhiệm về các ý kiến được bày tỏ ở đây.

Vài ý kiến về đề xuất thành lập một đảng chính trị mới cho Việt Nam

Lữ Phương

Việc thành lập một đảng chính trị mới đang nói tới ở đây là một đảng giả định, mang tên “Đảng Dân chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề xuất. Anh Đằng là một cán bộ đã 45 tuổi Đảng, hoạt động ở các đô thị miền Nam trong thời kỳ chiến tranh “chống Mỹ”, sau 1975 từng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh suốt một thời gian dài. Đề xuất của anh đã làm dấy lên trong dư luận trong và ngoài nước một không khí tranh cãi sôi nổi, hào hứng, quyết liệt ít thấy. Là chỗ quen biết anh Đằng, sau khi theo dõi những cuộc tranh luận nói trên, tôi xin được góp thêm với công luận mấy ý kiến sau đây:

KIẾN NGHỊ GIẢI THÍCH LUẬT (lần 2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2013

KIẾN NGHỊ GIẢI THÍCH LUẬT (lần 2)

V.v giải thích Điều 88 “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” - Bộ luật Hình sự 1999.

Chương trình giúp đỡ người Việt trong nước kém may mắn

TS Phùng Liên Đoàn, một chuyên gia nguyên tử lực có uy tín tại Hoa Kỳ, là một trong những trí thức người Việt yêu nước từng góp phần quan trọng vào công cuộc cứu trợ bão lụt cho đồng bào miền Trung do BVN tiến hành hai đợt và thu được kết quả mỹ mãn năm 2009. Ông Phùng Liên Đoàn cũng là người đã sáng lập và chủ trì Quỹ Khuyến học Việt Mỹ cũng như Trung tâm Khuyến khích tự lập từ mấy năm nay. Mục tiêu của các tổ chức trên là tài trợ cho những cá nhân và tổ chức nào đang có những chương trình thiện nguyện nhằm cải thiện đời sống của đồng bào Việt Nam trong nước về các mặt kinh tế, xã hội cũng như văn hóa, giáo dục... miễn đấy không phải là những cá nhân và tổ chức thuộc nhà nước, và cũng không phải là những cá nhân hoặc tổ chức dùng tiền vào hoạt động chính trị.

Ông Phùng Liên Đoàn vừa gửi đến chúng tôi bản chương trình hoạt động năm thứ ba của Quỹ Khuyến học Việt Mỹ và Trung tâm Khuyến khích tự lập với các điều kiện cụ thể như dưới đây. Xin trân trọng đăng lên để những ai thấy mình hội đủ tiêu chuẩn thì gửi thư về đăng ký theo địa chỉ: dlp.vasfcesr@gmail.com, hoặc cesr.trustee1@yahoo.com

Bauxite Việt Nam

Mối nguy hiện thực của Trung Quốc – Đây là lúc Washington phải lo lắng

Avery Goldstein, Foreign Affairs, September/October 2013

Trần Ngọc Cư dịch

Avery Goldstein là Giáo sư Chính trị Toàn cầu và Bang giao Quốc tế [ngạch giáo sư để vinh danh David M. Knott] và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại tại Đại học Pennsylvania. Bài tiểu luận này dựa vào bài báo của ông nhan đề “Những ưu tiên hàng đầu cần phải đưa lên hàng đầu: Mối nguy bức bách do sự bất ổn có khả năng đưa đến khủng hoảng trong các quan hệ Mỹ-Trung”, International Security, mùa Xuân 2013

Phần lớn cuộc tranh luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm gần đây đã tập trung vào nguy cơ tiềm năng là cuối cùng Trung Quốc có thể trở thành một đối thủ ngang hàng với Mỹ, có quyết tâm thách thức trật tự quốc tế hiện hữu. Ít ra trong vòng một thập niên tới, mặc dù Trung Quốc còn tương đối yếu kém so với Mỹ, nhưng có một mối nguy thực sự là Bắc Kinh và Washington sẽ tự dẫn mình vào một cuộc khủng hoảng có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc xung đột quân sự. Khác hẳn với một cuộc cạnh tranh đại cường dài hạn có thể hoặc không có thể phát triển ở cuối đường, nguy cơ về một khủng hoảng có sự tham dự của hai cường quốc nguyên tử này là một mối lo ngại rõ nét trong tương lai gần – và những biến cố trong vài năm qua cho thấy rủi ro này có thể đang gia tăng.

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 1)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ hai mươi lăm* của tủ sách SOS, cuốn Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các cuộc đàm phán Tròn Ba Lan. Đây là cuốn tài liệu hướng dẫn giảng dạy mà những người tổ chức cuộc hội thảo về Bàn Tròn Ba Lan từ ngày 7 đến 10 tháng 4 năm 1999 tại Đại học Michigan, đã tiếp tục bằng cách cung cấp bản dịch của kỷ yếu hội thảo (cuốn thứ 24) cho các học giả, yêu cầu họ đọc kỹ, như tài liệu nguồn, và cùng các tư liệu phỏng vấn và tài liệu tham khảo khác để mỗi người viết một tiểu luận. Và cuốn sách này là tập hợp của các tiểu luận đó. Bạn đọc sẽ có thể có hiểu biết sâu hơn và các quá trình dân chủ hóa xảy ra hàng loạt vào cuối thế kỷ trước trên khắp thế giới. Mỗi tác giả nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh chuyên môn của mình, cũng như xem xét về mặt lý thuyết.

“Nói với mình và các bạn”: Ta đi bầu cử tự do

Đoan Trang

Chúng ta đã nghe nói nhiều về giá trị của dân chủ, nhân quyền, tự do. Nhưng, đánh giá như thế nào là dân chủ, “chấm điểm” một nền dân chủ, thì lại đòi hỏi phải có những tiêu chí nhất định, trong đó có một tiêu chí quan trọng là bầu cử tự do tới mức nào. Và đánh giá, “chấm điểm” một cuộc bầu cử, lại cũng đòi hỏi các tiêu chí cụ thể.

Dưới đây là bài thứ 11 trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị. Bài này sẽ bàn về một vấn đề hết sức cụ thể, căn bản của chính trị, nhưng lại là điều mà hầu như không người dân Việt Nam nào hiểu rõ (kể cả người viết bài này) vì chưa từng được trải nghiệm: Thế nào là bầu cử tự do?

Đỗ Thị Minh Hạnh giải thích lý do không lao động và tình cảnh tù chính trị nữ

clip_image001

VRNs (02.09.2013) – Đồng Nai – Em hiện tuy không nhận đạp điều hay trực sinh nhưng trong buồng ai cũng lớn tuổi, bị bệnh, lại án chính trị nên em làm tất cả mọi việc với tư cách tình cảm với chị em chính trị mà thôi, chứ em sống không làm biếng đâu.

Việc em không chịu lao động là đúng đắn vì bảo vệ lý tưởng chứ không phải bảo vệ cái tôi. Họ luôn muốn đàn áp, nếu ta không cứng thì sẽ bị ép. Hiện nay, em không nhận bất cứ việc gì, bởi vì họ luôn dùng thái độ áp đặt em, bắt em phải phục tùng như kẻ phạm tội. Em không có lý do gì để phải như vậy.

Tin từ một người bạn mới quen

Nguyễn Thu Trang

“Thu Trang à, mình có vài điều băn khoăn muốn hỏi bạn.

Mình xem thông tin cá nhân thì thấy rằng bạn học khoá Đ8 trường LĐXH. Mình cũng học trường này nhưg mình học ở CS [cơ sở] Sơn Tây. Hôm trước thằng bạn mình đi học tuần sinh hoạt công dân đầu năm do cô Ch trực tiếp giảng, cô có nhắc tới một bạn khóa Đ8 tham gia biểu tình chống Trung Quốc, rồi bị công an điều tra. Cô ấy bảo sv đó bị xúi gjục này nọ, được cho tiền đi biểu tình. Cô ấy còn nói sv đó bị côg an điều tra và bị thôi học vì kết quả học tập quá kém... Mình nghĩ khả năng người cô ấy nhắc đến là bạn.

Mình biết cô ấy nói nhjều điều không đúng. Mình muốn biết thông tin xác thực từ bạn. Thực tế là vậy bạn. Mình cũng thực sự bất ngờ với nhữg gì cô nói. Hôm đó là sáng thứ 5. Cô và một thầy ở khoa quản lý lên Sơn Tây giảng cho khoá Đ6”.

Chế độ nghị viện

(Kỳ 2)

Phan Thành Đạt

II. Đặc điểm chung giữa chế độ nghị viện và chế độ tổng thống

Tất cả sẽ dẫn đến thất bại, nếu một người duy nhất, một nhóm người duy nhất, hay đó là các nhà quý tộc, hoặc quần chúng, cùng nắm trong tay ba quyền cơ bản: Quyền làm ra các đạo luật, quyền thi hành các nghị quyết, quyền xét xử các trọng tội hoặc các xung đột giữa các cá nhân.

(Montesquieu, Tinh thần luật, 1748)

Chế độ nghị viện sơ khai xuất hiện ở Anh, từ thế kỷ XIII, thể chế này hoàn thiện vào thế kỷ XVIII, bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được tiến hành đối với Chính phủ của Lord North. Do thất bại quân sự của Anh tại 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, Nghị viện Anh gây sức ép buộc Chính phủ phải giải tán. Chế độ chính trị Anh trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà lập hiến Mỹ và Châu Âu (A). Hai thể chế chính trị được xây dựng và củng cố suốt hơn hai thế kỷ và trở thành mô hình đảm bảo khá tốt quyền con người và các giá trị dân chủ trong giai đoạn hiện nay (B).

Công an Việt Nam và bá quyền Trung Quốc

Đoan Trang

Mọi so sánh đều khập khiễng, tuy nhiên quan hệ giữa bá quyền Trung Quốc và Việt Nam có một vài khía cạnh rất giống với quan hệ giữa Nhà nước công an trị và người dân Việt Nam.

Điểm tương đồng thứ nhất là, trong cả hai mối quan hệ ấy, luôn luôn có một bên hành xử kiêu ngạo, hiếu thắng, hung hãn, bất chấp mọi thủ đoạn để giành phần lợi, phần thắng về phía mình; còn một bên nhược tiểu, yếu đuối, thụ động.

“Nhất định thắng”

Trước hết ta nói về Trung Quốc. Dẹp bỏ tinh thần quốc gia chủ nghĩa, tránh tất cả những yếu tố có thể “kích động hằn thù dân tộc”, thì vẫn phải xác định rằng Trung Quốc mang nặng tư tưởng của kẻ bá quyền, và trên thực tế, chúng ta cũng thấy đầy đủ các điều kiện để họ trở thành bá quyền: Trung Quốc có sức mạnh quân sự; Trung Quốc là nước lớn trong một khu vực châu Á vô chính phủ, không nước nào tin nước nào (cụ thể là Đông Nam Á); Trung Quốc coi sự tồn vong của mình là quan trọng nhất. (1)

Bài thơ mang tên “Lê Hiếu Đằng”

Bùi Chí Vinh

(Bài thơ này không phải để giải vây cho những búa rìu dư luận đang chĩa vào Lê Hiếu Đằng, người dám đề xuất thành lập một chính đảng đối lập mới, mà chủ yếu để bắt tay cựu tử tù kiêm nhà ái quốc Lê Hiếu Đằng mà tôi từng biết qua quá trình sống và chiến đấu cùng nhân dân của anh)

Yêu nước vào thời buổi này thật khó

Như làm xiếc trên dây, như nhón gót mũi ngọn sào

Bọn bán nước ngu trung, bọn tay sai ngoại bang tha hồ gieo gió

Đẩy người yêu nước đến chân tường của cơn – bão – gươm – đao

Yêu nước vào thời buổi này thật khổ

Chế độ nghị viện

Phan Thành Đạt

Kỳ 1

Chế độ nghị viện, chế độ tổng thống, lựa chọn nào thích hợp cho Việt Nam?

Tam quyền phân lập là điều kiện đầu tiên của một Nhà nước tự do

(Điều 19 Hiến pháp Pháp, ngày 04 tháng 11 năm 1848)

Trên thế giới hiện nay có ba thể chế chính trị phổ biến, chế độ nghị viện ở Châu Âu, chế độ tổng thống ở Châu Mỹ và chế độ độc đoán ở các nước thiếu dân chủ. Chế độ nghị viện và chế độ tổng thống được xây dựng dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập, đa đảng, có nền tư pháp độc lập và tôn trọng quyền con người. Chế độ độc đoán hay độc tài hoạt động theo nguyên tắc quyền lực tập trung trong tay một người duy nhất hay một nhóm người. Chế độ chính trị thiếu dân chủ không chấp nhận tam quyền phân lập, các quyền cơ bản của con người có thể bị vi phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu nhà lãnh đạo nhận thấy các quyền đó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự do mình thiết lập ra, hoặc có hại đến sự sống còn của hệ thống chính trị. Các nước theo học thuyết Mác-Lênin và các nước chọn đạo Hồi là giáo lí chính thống đều phủ nhận thể chế chính trị phương Tây.

Thủ bút của Trần Trọng Kim - Thư gửi Hoàng Xuân Hãn

Nguyễn Đức Toàn (Viện nghiên cứu Hán Nôm)

Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng giấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ Thần - Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

Biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng bị bắt về tội ‘Giao cấu với trẻ vị thành niên’ - bài học cho những nhà đấu tranh trong nước

Lê Nguyên Hồng

Tin biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng có nickname Facebook là Aduku Adk bị công an bắt ngày 21/08/2013 vì tội danh ‘Giao cấu với trẻ vị thành niên’, không phải tội ‘Hiếp dâm trẻ em’ vì theo mô tả thì người con gái được cho là nạn nhân của Nguyễn Văn Dũng đã 15 tuổi, tin này thực sự chấn động giới trẻ có tư tưởng cấp tiến tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, nhất là Câu lạc bộ Bóng đá NO-U mà Dũng là một thành viên nổi bật.

clip_image002

Nguyễn Văn Dũng tức Dũng Aduku Adk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn