Cơ cấu an ninh mới nổi ở Đông Nam Á- Đông Á: Mỹ và Việt Nam

Rajaram Panda, Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột (IPCS)

Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ (Defend the Defenders)

clip_image002

Nhận lời mời của Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Mỹ trong ngày 23-26 tháng Sáu. Mặc dù Chủ tịch Sang được tháp tùng bởi đông đảo quan chức trong các lĩnh vực từ kinh tế, thương mại đến quốc phòng và cả một số chức sắc tôn giáo cao cấp, chuyến thăm mang ý nghĩa chiến lược hơn là về kinh tế hoặc chính trị. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong tháng 11 năm 1995, quan hệ song phương đã phát triển tột bậc và đạt được một số thành tựu lớn trong sự thay đổi lớn của môi trường địa chiến lược, định hình và định hướng lại các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và các nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Liệu chuyến thăm có thể hiện xu hướng mới trong quan hệ Mỹ-ViệtNam? Và nó có ý nghĩa gì với chính sách chuyển trọng tâm của Mỹ tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và cấu trúc an ninh đang lớn mạnh của khu vực này? Nó có là yếu tố lớn có thể thúc đẩy sự tái định hướng các mối quan hệ giữa các quốc gia và mục tiêu của nó là gì?Mặc dù một số người có thể đưa ra các dự đoán về những động lực, thì cũng vẫn rất khó khăn để chứng minh nó là những yếu tố quyết định mang lại sự thay đổi.

Những lực lượng dẫn dắt

Chuyến thăm của Chủ tịch Sang tới Mỹ có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử và biểu tượng.Nó mới chỉ là chuyến viếng thăm Mỹ thứ 2 của chủ tịch nước Việt Nam sau chiến tranh giữa hai nước. Chuyến thăm mang ý nghĩa lớn về chính trị và chiến lược, là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai người đứng đầu Mỹ và Việt Nam trong giai đoạn quan trọng của nền ngoại giao ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự đánh giá cao của Việt Nam về chiến lược của Mỹ cần được nhìn nhận từ chiến lược tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sự thay đổi của cấu trúc an ninh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Trong kỷ nguyên hiện đại, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không có “thập tự chinh ý thức hệ” như đã từng trong quá khứ.Ký ức về chiến tranh Việt-Mỹ đã bị quên lãng từ lâu. Bằng những hành động hiếu chiến, Trung Quốc đã và đang tạo ra những bất ổn địa chiến lược trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điều này làm cho quan hệ Việt-Mỹ có triển vọng tươi sáng với sự hội tụ chiến lược và chính sách thực dụng đang nổi lên như động lực chủ yếu. Mặc dù Việt Nam không nhận thức được hết tầm quan trọng về địa lý của họ trong chính sách tăng sự hiện diện của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tầm quan trọng chiến lược của nước này trong sự tính toán của Mỹ thay đổi tùy theo mối quan hệ Trung-Mỹ.

Thời gian là cơ hội để Việt Nam và Mỹ nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược. Không thể phủ nhận rằng mối quan hệ Việt-Mỹ đang ở giai đoạn quan trọng khi sự đe dọa của Trung Quốc tăng cao và nó sẽ định hình chính sách tăng sự hiện diện của Mỹ ở châu Á. Trong chiến tranh lạnh, Mỹ đối đầu với đe dọa của Liên-xô (cũ). Với sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực, Mỹ cho rằng mình có đủ khả năng để đảm bảo an ninh cho các đồng minh của mình trong khu vực Thái Bình Dương. Việt Nam có tiềm năng để đóng một vai trò quan trọng trong chính sách tăng cường của Mỹ tới khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Chuyến thăm của Chủ tịch sang tới Mỹ là cơ hội lịch sử để hai bên nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược khi mà Việt Nam đã chuẩn bị để gánh vác một vai trò quan trọng cùng với Mỹ trong việc cân bằng lại với Trung Quốc. Mặt khác, Mỹ nhìn Việt nam như là một thành tố cực kỳ quan trọng trong chính sách tăng sự hiện diện của chú Sam ở châu Á.

Vấn đề nhân quyền và bán vũ khí

Tiếc thay, hai nước không thể thiết lập đối tác chiến lược vì sự vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Bằng việc đưa một số chức sắc tôn giáo theo mình, Chủ tịch Sang muốn trấn an những nhà hoạt động nhân quyền ở Mỹ. Bên cạnh các lợi ích chiến lược và kinh tế, nhân quyền và giá trị con người là vấn đề quan trọng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã ưu tiên lợi ích chiến lược và lợi ích kinh tế, ví dụ như đã quan hệ gần gũi với Trung Cộng năm 1979, và các chính phủ sau này không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi chỉ trích thành tích nhân quyền nghèo nàn của chính phủ ở Bắc Kinh.

Đúng là quan hệ Trung-Mỹ đang tiến triển mạnh, lợi ích chiến lược và kinh tế đang được ưu tiên hơn so với các vấn đề khác. Mỹ cũng đã đồng ý thiết lập đối thoại chiến lược với Angola khi nước này được cho là tham nhũng và mất tự do. Thậm chí, Mỹ còn thiết lập đối tác chiến lược với Kazakhstan mặc dù tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng tra tấn là hành vi thường xảy ra ở nước này, và những kẻ tra tấn được đi lại tự do. Ucraina là đối tác chiến lược với Mỹ mặc dù tổ chức Economist Intelligence Unit đánh giá nước này có một nền dân chủ méo mó và tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) xếp nước này vào nhóm tham nhũng nhất. Do dó, nhân quyền không thực là vấn đề Mỹ quan tâm so với lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn gây sức ép về vấn đề nhân quyền với Việt Nam, coi đó là điều kiện tiên quyết để nâng tầm quan hệ.

Do thành tích nhân quyền yếu kém của Việt Nam, Mỹ tiếp tục áp dụng cấm vận vũ khí sát thương mà Hà Nội mong muốn trong việc hiện đại hóa quân đội. Tháng Sáu năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói với người đồng nhiệm Leon Panetta rằng việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tướng Thanh lập luận rằng một khi Mỹ bỏ cấm vận, trước hết Việt Nam sẽ mua một số vũ khí, khí tài của Mỹ để sửa chữa cho số vũ khí mà Mỹ để lại trong chiến tranh. Để hiện đại hóa quân đội, Việt Nam cần mua một số loại vũ khí phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu của quân đội, Thanh nói.

Lầu Năm góc coi Việt Nam là đối tác chính ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quân cảng Cam Ranh, căn cứ hải quân chính của Mỹ trong chiến tranh, có vị trí chiến lược mà Washington muốn tái sử dụng. Từ năm 2003, 20 tàu chiến Mỹ đã viếng thăm các cảng của Việt Nam, kể cả vịnh Cam Ranh, nơi mà tàu vận tải Byrd đang đậu để sửa chữa. Chính phủ Việt Nam chào đón các tàu chiến đến với mục đích thương mại.

Kể từ khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược quân sự, Oashington có chính sách phát triển khả năng của các đối tác châu Á, kể cả Việt Nam. Năm 2011, Việt Nam và Mỹ ký bản ghi nhớ về hợp tác trong những hoạt động không phải là quân sự, như tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, an ninh hàng hải, cứu trợ nhân đạo và hoạt động gìn giữ hòa bình. Cựu Bộ trưởng Panetta hứa là sẽ nâng quan hệ đôi bên nhưng với điều kiện Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.

Mặc dù Oashington thẳng thắn nói với Hà Nội rằng Mỹ sẽ không bán vũ khí sát thương cho nhà nước cộng sản cho đến khi Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền, Mỹ lại sử dụng cây gậy khác đối với các nước khác, như các đồng minh ở Trung Đông. Trong thực tế, Mỹ chỉ ngừng bán vũ khí cho Bahrain trong một thời gian ngắn sau Mùa xuân Ả rập, và dỡ bỏ lệnh cấm mặc dù chính phủ của nước này tiếp tục đàn áp sắc dân Shia.

Vậy tại sao Mỹ lại áp dụng lệnh cấm với Việt Nam?Điều có có thể giải thích bởi chính trị trong nước.các tổ chức dân sự ở Mỹ, một số được lãnh đạo bởi người Mỹ gốc Việt, từ lâu sử dụng vấn đề vi phạm nhân quyền của Hà Nội để chống lại việc nâng cấp quan hệ. Gần đây, các nhóm người Việt ở Mỹ đã tận dụng việc bắt bớ gần đây của Hà Nội để gây sức ép với Obama về việc mở rộng quan hệ.

Tuy nhiên, Oashington sẽ coi việc môi trường chiến lược ở châu Á bị đe dọa là cái cớ để xem xét lại chính sách đối với Việt Nam. Hơn thế nữa, với việc Trung Quốc ngày càng lấn lướt ở biển Đông, Mỹ không cho phép chơi quân bài nhân quyền để trì hoãn việc xác định quan hệ với Việt Nam. Không chóng thì chầy, Mỹ và Việt Nam sẽ nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và vấn đề nhân quyền sẽ được coi là vấn đề thứ yếu.Việc nâng cấp quan hệ sẽ nâng cao lợi ích chiến lược của hai nước trong khu vực.Với tư cách là nước đứng đầu bảo vệ nhân quyền, nước Mỹ phải áp dụng chính sách tham gia tích cực để có được tuân thủ lớn hơn từ Việt Nam về nhân quyền.

Biển Đông và yếu tố Trung Quốc

Những quan ngại về sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông đã đem Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau. Thương mại của Trung Quốc với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và nhiều nước châu Á đang bùng nổ. Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, thương mại Việt-Mỹ tăng hơn 6 lần từ năm 2002 đến năm 2010, đạt 18.6 tỷ USD. Điều đó không làm cho Trung Quốc thôi gây hấn với các đối tác kinh tế, điển hình là các tuyên bố chồng lấn với các nước khác ở biển Đông, nơi được coi là chứa một trữ lượng lớn tài nguyên thiên nhiên.

Các nhà phân tích nhận định rằng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Sang là chiến lược của Hà Nội để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác. Với tinh thần đó, Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là con đường mà Việt Nam muốn đi theo. Trung Quốc là yếu tố chi phối, làm cho quan hệ Việt-Mỹ gần gũi hơn.

Để bảo vệ quyền tự trị chiến lược của mình, Việt Nam không chỉ tán tỉnh Mỹ, mà nhà nước cộng sản cũng tìm cách thuyết phục các nước lớn khác ở châu Á như Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong sân khấu Đông Á. Năm 2012, một cách bất ngờ, Thủ tướng Việt Nam tuyên bố mong muốn Ấn Độ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giải quyết khủng hoảng biển Đông.

Liệu nước Mỹ có thể sử dụng cơ hội đó để làm cho Việt Nam chuyển hóa thành một chế độ dân chủ, khi mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ làm cho Hà Nội phụ thuộc vào Mỹ trong thương mại và kinh tế ?Quan hệ Việt-Mỹ tiến triển sẽ là cơ hội vàng cho những thay đổi dân chủ ở Việt Nam. Những tổ chức dân sự thấy Việt Nam dễ bị tổn thương bởi sự hung hăng của Trung Quốc, và Việt Nam không thể chống lại. Việt Nam cần bạn bè để đối phó lại với Trung Cộng. Và Việt Nam đã quyết định đi cùng Mỹ và các nước ASEAN trong việc hình thành một mặt trận chung đối phó với Trung Quốc. Chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tới Ấn Độ gần đây có thể coi là một phần của chính sách ấy.Việt Nam và Ấn Độ đồng ý cùng nhau thắt chặt mắt xích chiến lược cho hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hòa nhập với thế giới

Việt Nam đang tự chuyển mình, đóng một vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới.Hà Nội đã tuyên bố của quân đội tham dự lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc từ năm 2014. Việt Nam cũng tham dự sâu vào an ninh hàng hàng và cứu trợ nhân đạo. Về phần mình, Mỹ cũng tăng cường trợ giúp Việt Nam về khả năng thích ứng, năng lượng sạch, phát triển bền vững đối phó với biến đổi khí hậu. Sáng kiến Tiểu vùng Sông Mekong đã được bàn thảo ở hội nghị cấp cao APEC gần đây tại Brunei.

Việt Nam đang tham gia vào các định chế quốc tế đa phương, cùng với việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình trong tương lai gần. Hà Nội muốn trở thành một thành viên có trách nhiệm của quốc tế, có đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bức tranh luôn thay đổi của khu vực và thế giới, các nước lớn, kể cả Mỹ, có vai trò quan trọng và trách nhiệm lớn trong việc giải quyết các điểm nóng trong khu vực, như biển Đông, và biển Đông Trung Hoa và những vấn đề toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu. Với tinh thần đó, Việt Nam hân hoan chào đón việc mở rộng quan hệ với Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và chính sách chuyển trọng tâm của Washington ở khu vực này.

R.P.

Nguồn bản gốc: IPCS

Nguồn bản dịch: vietnamhumanrightsdefenders.net

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn