Chế độ công hữu và chủ nghĩa xã hội, thứ gì quý hơn?

Trần Minh Thảo

Dưới đầu đề như đã thấy, tác giả muốn phân tích một số hệ quả đáng lo ngại do việc duy trì chế độ công hữu dẫn tới. Chúng tôi xin đăng lên để các chuyên viên chính sách của Nhà nước đang chuản bị dự thảo Hiến pháp sửa đổi cân nhắc mọi mặt lợi hại, và bạn đọc xa gần rộng đường tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát

Vân Anh, Thông tín viên RFA

"Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát" của tác giả Andre Hồ Cương Quyết vừa ra mắt lần đầu khán giả Việt Nam tại 4 nước Châu Âu gồm Pháp, Đức, Tiệp và Ba Lan trong 2 tháng vừa qua.

VIETNAM-CHINA-FRANCE-POLITICS-SEA-DIPLOMACY

Andre Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim "Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát". AFP

Các nhân sĩ trí thức đề nghị đối thoại với chính quyền Hà Nội

Việt Hà, Phóng viên RFA, Bangkok

Sáng ngày 5 tháng 4 vừa qua, một nhóm 25 nhân sĩ trí thức yêu nước đã gửi một văn bản đề nghị đối thoại với đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị về việc thực thi các quyền cơ bản của công dân tại địa bàn Hà Nội. Phóng viên Việt Hà từ Bangkok gửi về bài tường trình.

clip_image001

Toàn bộ văn bản được đăng trên Blog nguyenxuandien. Nguồn Nguyenxuandien

Giỡn mặt nhân dân

Huỳnh Ngọc Chênh

clip_image002

Ai phá nhà Vươn?

Mờ mắt trước miếng đất béo bở của anh em Đoàn Văn Vươn mà họ phải bỏ tiền nong, công sức và nước mắt trong hơn chục năm qua để tạo dựng nên, đám cường hào mới ở Tiên Lãng đã nổi lòng tham, bày mưu tính kế ăn cướp trắng trợn.

Kế hoạch cưỡng đoạt được dựng lên, được đưa lên cấp cao hơn là UBND Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành xét duyệt và chấp thuận.

Công an, quân đội được điều động đến phục vụ cho ý đồ đen tối của đám cường hào mới. Không còn con đường nào khác, sau khi đã chạy hết các cửa công quyền để khiếu kiện và cầu cứu nhưng đều thất bại, anh em Vươn đành vô vọng chống cự lại lực lượng trấn áp sai trái để bảo vệ thành quả lao động chính đáng của mình.

Phỏng vấn Tổng thư ký ASEAN về Biển Đông, Miến Điện và Bắc Triều Tiên

Irwin Loy

clip_image001  

Tổng thứ ký ASEAN Surin Pitsuwan. Hình: AP

 

Thủ tướng Campuchia tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN chưa sẵn sàng thương thảo với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông cho tới khi họ đồng ý với nhau về một bộ qui tắc hành xử. Ông Hun Sen cho biết như thế hôm thứ Tư (04-04-2012) tại Phnom Penh trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, giữa lúc có tin nói rằng hiệp hội của 10 nước Đông Nam Á bị chia rẽ về vấn đề Biển Đông. Để tìm hiểu thêm về việc này và về lập trường của ASEAN đối với các vấn đề Miến Điện và Bắc Triều Tiên, phái viên Irwin Loy của đài VOA đã hỏi chuyện Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và được ông cho biết một số chi tiết sau đây: 

VOA: Thưa ông, theo chỗ chúng tôi được biết thì ASEAN đã có một sự đồng thuận là đẩy nhanh việc soạn thảo bộ qui tắc hành xử ở Biển Đông và rõ ràng là Philippines đã vận động cả tuần nay để Trung Quốc không dính líu tới việc này cho tới khi bộ qui tắc được soạn xong. Nhưng theo lịch trình đã định, sẽ có nhiều cuộc thảo luận với Trung Quốc diễn ra trong năm nay. Ông có nghĩ rằng việc soạn thảo sẽ được hoàn tất trước các cuộc họp đó hay không?

Những thách thức đối với Đảng cộng sản Việt Nam

Hoàng Anh

Là đảng duy nhất và nắm quyền lãnh đạo tại Việt Nam, Đảng cộng sản VN đã mặc định về vị trí của mình trong toàn bộ quy trình quyền lực và ra quyết định cũng như kiểm soát hệ thống quản trị. Nhưng hiện nay Đảng cộng sản VN đang đối mặt với một số thách thức mà nếu có cái nhìn thật khách quan, sẽ dễ dàng cảm nhận ra tính nghiêm trọng hay không của nó.

Thách thức từ những xung đột lợi ích liên quan đến quyền sở hữu đất đai

Khiếu kiện đất đai không phải là vấn đề phức tạp duy nhất đối với Việt Nam, nhưng đây rõ ràng là một quả bom đối với toàn bộ cục diện. Chính quyền từ cấp cao nhất có vẻ đã không đủ sâu sắc để phân tích hết tín hiệu phát ra từ vụ nổ súng phản kháng ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, một trong khoảng trên 500 đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước. Trước rất lâu và ngay sau khi vụ việc được mệnh danh “Hoa cải đỏ” xảy ra, những vụ cưỡng chế tương tự đã và vẫn diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau ở hầu như toàn bộ các huyện. Theo cách lý giải gần đây nhất từ bộ Thông tin Truyền thông trong hội nghị báo chí ngày 30/3 tại Quảng Ninh thì bản chất của vấn đề là: “Một số báo thông tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chống chéo, phức tạp” (trích Toàn văn Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011).

Thư gửi những người đồng ký tên vào Thỉnh nguyện thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải

Kính thưa toàn thể  các bác, cô chú, anh chị và bạn bè đã ký tên vào Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải!

Chúng ta đã cùng nhau lên tiếng nhằm mục đích để công lý được thực thi đối với công dân Nguyễn Văn Hải. Mỗi chữ ký của chúng ta là một tiếng nói tố cáo sai phạm của cơ quan công an. Còn sự im lặng của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có lẽ là do một tình thế khó xử thế nào đó của ông. Hy vọng rằng Ông Chủ tịch có tiếng nói trước việc tòa án chuẩn bị đưa công dân Nguyễn Văn Hải ra xét xử - bởi muộn còn hơn không.

Chúng ta là bạn của anh Nguyễn Văn Hải, cho dù nhiều người trong chúng ta còn chưa một lần được gặp mặt công dân ưu tú này. Người bạn mà chúng ta kính trọng và cảm phục sắp phải ra tòa, chúng ta không được phép để bạn ta và gia đình anh ấy cô đơn. Vì vậy, chúng ta nên thể hiện tình cảm với bạn hữu mình bằng hành động cụ thể.

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau - Rosatom là gì?

Thục Quyên

clip_image001

 

Tổng thống Nga Medvedev và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chứng kiến lễ ký hiệp định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: AFP.

 

Sáng ngày 31/10/2011 lễ ký hiệp định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đã diễn ra  với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

Theo nguồn tin VOA/ Bloomberg, từ tháng 6/2010,  ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ Hạt nhân, đã loan tin công ty Nga Rosatom được chọn lựa để "giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên". Tại hội thảo quốc tế ĐHN lần thứ 4 diễn ra cuối năm 2010 tại Hà Nội, PGS TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử (Bộ KH-CN) cũng loan báo tương tự.

Ngoài ra VOA còn cho biết đồng thời Việt Nam cũng  đã ban hành qui định cấm việc xử dụng, tàng trữ hay mua bán các loại nguyên liệu và thiết bị hạt nhân và cấm đưa thông tin sai lệch về vấn đề này.

Theo nguồn tin chính thức của Rosatom, thỏa thuận ngày 31/10/2011  đã được ký kết bởi Tổng Giám đốc của Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga ROSATOM, Sergey Kirienko, và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại của nước CHXHCN Việt Nam Vũ Huy Hoàng.

Tên cướp đỏ

Tiến sĩ Ralf Berhorst

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử "Trung Quốc của Mao Trạch Đông" do GEO EPOCHE xuất bản.

Phần cuối

Trong lúc đấy, Tưởng Giới Thạch cùng với đồng minh của ông ấy đã chiếm được Bắc Kinh; tháng 10 năm 1928, ông tuyên bố thành lập chính phủ riêng ở Nam Kinh – một thành phố lớn cách Bắc Kinh 900 kilômét về phía Nam được ông ấy tuyên bố là thủ đô mới của Trung Quốc. Ngay sau đấy, ông cho 25.000 quân lính hành quân về tỉnh Cương Sơn; giữa tháng Một Mao phải rút chạy khỏi dãy núi. Với gần 3000 chiến binh, ông ấy trốn thoát về phía Đông vào vùng ranh giới giữa hai tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây, ở đó ông chiếm một thành phố và lấy đó làm cơ sở hoạt động mới.

Trong thời gian này, thanh thế của ông trong giới lãnh đạo ĐCS đã được cải thiện nhiều vì các thành công về quân sự. Giới lãnh đạo ĐCS hy vọng họ có thể sử dụng được đội quân của Mao để tấn công các thành phố lớn hơn. Ngoài những việc khác, Mao phải tấn công Trường Sa, thành phố mà Khai Tuệ vợ ông vẫn còn sống ở đấy với ba người con.

Họ đang công khai tước đoạt quyền của công dân

Phương Bích

Tôi đã dự liệu trước, rằng cái đơn kiện của Bùi Hằng lần trước vì phải chép tay nên không tránh khỏi sai sót, vì vậy chưa thể tiến hành khởi kiện được. Lần này thằng Bùi Nhân lên Thanh Hà, cốt chỉ để đưa cái đơn kiện in sẵn cho Bùi Hằng ký. Kiểu gì lần này họ cũng không thể bắt Bùi Hằng chép tay lại lần nữa, không có cái lý nào bắt như vậy cả.

Như mọi lần, chúng tôi theo Bùi Nhân lên Thanh Hà. Dọc đường mới hay, cái sổ thăm nuôi hiện con gái Bùi Hằng ở Sơn Tây đang cầm. Mặc dù chị em nó đã hẹn sẽ gặp nhau ở Thanh Hà, nhưng sao tôi vẫn thấy lo lắng. Ngồi bên cạnh thằng Nhân, mọi người liên tục giục nó liên lạc với chị nó, nỗi lo lắng càng tăng khi nghe nói chị nó bị đau nên chờ bác sĩ khám xong sẽ đi. Đến đường rẽ vào Trại Thanh Hà, cô con gái của Bùi Hằng chính thức báo tin không lên được. Chúng tôi dừng xe để thằng Nhân gọi điện hỏi tay Phó giám đốc trại, nhưng tay này từ chối, bảo không có sổ thăm nuôi thì không được gặp mẹ!

Có phải báo chí nói quá nhiều về Tiên Lãng?

Việt Hà, Phóng viên RFA, Bangkok

Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2011 của Việt Nam mới đây cho rằng báo Việt Nam đã đăng tải quá nhiều các bài viết về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải phòng.

clip_image001

Báo chí Việt Nam đưa tin về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Screen capture

Trung Quốc công khai tuyên bố có kế hoạch du lịch ra Hoàng Sa

Đức Tâm

Hôm qua, 04/04/2012, lần đầu tiên, một quan chức của tỉnh Hải Nam Trung Quốc công khai tuyên bố là tỉnh này có kế hoạch đưa du khách tới quần đảo Hoàng Sa, ở Biển Đông, trong năm nay.

clip_image001

Quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ảnh RFI

Doanh nghiệp kêu là 'nạn nhân' của tham nhũng

Linh Thư

Biếu tiền, mời tiệc chiêu đãi, mời đi du lịch, "lại quả" giá trị hợp đồng... là nhiều hình thức khác nhau mà doanh nghiệp phải sử dụng khi làm việc với cán bộ/cơ quan quản lý nhà nước. Với tổn phí đầu tư không chính thức này, nhiều doanh nghiệp gọi mình là "nạn nhân" của tham nhũng.

Đó là ghi nhận từ báo cáo nghiên cứu về thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam công bố sáng nay (4/4). Nghiên cứu này nằm trong dự án Sáng kiến xây dựng tính nhất quán và minh bạch trong quan hệ kinh doanh tại Việt Nam do văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thuộc VCCI chủ trì thực hiện. Khảo sát được tiến hành trên 270 doanh nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Đồng Nai, Cần Thơ.

Tên cướp đỏ

Tiến sĩ Ralf Berhorst

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử "Trung Quốc của Mao Trạch Đông" do GEO EPOCHE xuất bản.

Phần 4

VÀO THỜI GIAN này, bất thình lình Mao chạy trốn khỏi trường chính trị. Trong tháng 12 năm 1924, ông đầu tiên về Trường Sa và sau đó về lại làng Thiều Sơn quê của ông ấy. Gần một năm trời, ông không tham gia cuộc họp nào của Đảng Cộng sản hay của Quốc Dân Đảng, dần dần mất tất cả các chức vụ trong Đảng. Ông báo cho giới lãnh đạo biết rằng ông đã làm việc quá nhiều, bị trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt và cao huyết áp. Có thể là ông ấy hoài nghi về liên minh với Quốc Dân Đảng (QDĐ) trong thời gian này.

Thế nhưng mười tháng sau đó, trong tháng 19 năm 1925, ông trở về với chính trị và được bổ nhiệm làm thư ký ban tuyên truyền của QDĐ ở Quảng Đông; rõ ràng là ông ấy đã chấp nhận mặt trận thống nhất giữa những người Cộng sản và những người Dân tộc Chủ nghĩa.

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Vì sao vẫn ì ạch?

Tô Văn Trường

Mọi quốc gia trên thế giới đã chứng minh, một đất nước phát triển không thể làm giàu bằng nông nghiệp được. Thế nên, phát triển nông thôn theo chiều rộng, cùng “thẳng tiến” trong khi thực lực yếu kém tất thất bại đã thấy rõ. Có ý kiến tại sao ta không nghĩ trước tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giao thông để tạo đà phát triển kinh tế, từ đó có những chính sách trợ giá cho nông nghiệp, nông thôn? Tuy nhiên, một nước có xuất phát điểm thấp, bất kỳ một sự biến động nào từ bên ngoài cũng làm cho nền kinh tế chao đảo (3 đợt khủng khoảng kinh tế những năm gần đây chứng minh điều này), Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều do dựa vào nông nghiệp. Thêm nữa, nguồn lực của ta rất hạn chế, cho nên ta có thể chọn 1-2 vấn đề ưu tiên để làm “đòn bảy”.

Tiên Lãng vẫn chưa có hồi kết

Việt Hà, Phóng viên RFA, Bangkok

Chiều ngày 3 tháng 4 vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra thông cáo báo chí về việc thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ đối với vụ việc cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

clip_image001

Chị Phạm Thị Báu (tức Hiền) vợ ông Đoàn Văn Quý và các con. Ảnh hakogroup

Hải Phòng xử lý vụ Tiên Lãng đến đâu?

Ủy ban nhân dân [TP] Hải Phòng đã ra thông cáo báo chí thông báo kết quả thực hiện kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng.

clip_image001

Dư luận chờ đợi Thủ tướng Việt Nam sẽ nói gì về cuộc điều tra của thành phố Hải Phòng

Khi thủy điện thành... thủy quái!

Bích Ngọc

Một mặt, thủy điện mang lại điện năng phục vụ cuộc sống. Mặt kia, là sự tác động đến đời sống dân cư, môi trường... Trong thực tế, thủy điện có thể biến thành... thủy quái chỉ trong nháy mắt!

Bài 1: Từ chuyện đập Hố Hô suýt... vỡ!

Kỹ sư cao cấp (KSCC) Hoàng Xuân Hồng, Trưởng ban KH-CN, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD) vẫn nhớ như in câu chuyện từ 2 năm trước. Đó là chuyện đập thủy điện Hố Hô (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh)...

Tai họa

Đó là vào năm 2009, trong đợt đi khảo sát thực địa huyện Hương Khê phục vụ cho công tác phản biện một dự án, ông Hồng và các đồng nghiệp đã được lãnh đạo huyện Hương Khê cho đến xem công trình thũy điện Hố Hô nằm trên sông Ngàn Sâu. Quan sát thấy, về mặt địa chất, hai vai đập bê tông nằm trên lớp đá phiến thạch có mặt trượt hướng về phía hạ lưu rất dễ gây ra sạt trượt vai đập. Công trình lại thuộc sở hữu của tư nhân nên các nhà khoa học nhận thấy, có thể do mục tiêu lợi nhuận, người chủ công trình có thể cho tích nước về mùa cạn để phát điện được nhiều nhất. Ngược lại, về mùa lũ cho tích nước đầy hồ trước khi có lũ chính vụ. Đến lúc lũ to đến lại xả xuống hạ lưu làm mức độ ngập lụt trầm trọng thêm. Do vậy, VNCOLD đã ngay lập tức có công văn gửi đến lãnh đạo Hương Khê, Hà Tĩnh cảnh báo việc quản lý vận hành trạm thũy điện Hố Hô phải được đặc biệt chú ý để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc. Ngoài ra, nhất thiết phải có một quy trình vận hành đảm bảo không gây ra sự thiệt hại của nhân dân ở thượng, hạ lưu công trình cũng như các công trình hạ tầng của nhà nước, đặc biệt là đường Hồ Chí Minh.

Dự kiến giảm lượng khai thác bauxite

Văn Nam

(TBKTSG Online) – Dự kiến trong tháng 4 này, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác quặng bauxite giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến 2030, theo hướng giảm đáng kể lượng bauxite  khai thác trong những năm tới.clip_image001

Nhà máy alumin Tân Rai, Lâm Đồng - Ảnh: Lê Quang Nhật

Hơn một chục giải Nobel Hòa bình kêu gọi Trung Quốc đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma

Mai Vân

Mười hai người đoạt giải Nobel Hòa bình, trong đó có cả Tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu, đã viết thư cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, kêu gọi ông đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bức thư được tung ra trong bối hàng loạt người Tây tạng liên tục tự thiêu để phản đối chính sách của Trung Quốc.

clip_image001

Một người Tây Tạng lưu vong tự chạy đi sau khi châm lửa tự thiêu phản đối chuyến thăm Ấn Độ của ông Hồ Cẩm Đào ngày 26/03/2012. REUTERS/Stringer

Trại Thanh Hà không cho Bùi Hằng ký đơn khiếu kiện

Blogger Người Buôn Gió

Sáng nay hồi 9 giờ ngày 4/4/2012 con trai của Bùi Minh Hằng từ Vũng Tàu ra Hà Nội đã đến trại Thanh Hà. Tại đây Bùi Nhân đưa lá đơn của luật sư soạn thảo cho Bùi Minh Hằng ký. Nhưng có đến 4 cảnh sát trại giam ở phòng gặp đã giật lá đơn và nói.

- Ở đây chỉ được phép thăm gặp gửi quà, không được đơn từ gì hết.

Lần trước thì Trại Thanh Hà không cho Bùi Minh Hằng ký đơn mà bắt chép tay, trong một thời ngắn phải chép tính ra giấy chép là gần 10 trang. Tương đương với 4 - 5 trang giấy in. Bởi sự o ép như vậy lá đơn Bùi Hằng chép đã nhiều chữ không rõ.

Đã làm rõ hay vẫn cố tù mù?

Nguyễn Quang Lập

Khá khen Anh Ba Sàm đã có bình luận kịp thời và đích đáng trước Toàn văn thông cáo của UBND Hải Phòng (tại đây). Trong khi nhiều trang mạng Nhà nước đưa tin theo kiểu lặp lại nội dung thông báo với cái tít Đã làm rõ… cứ như mọi thứ đã rõ ràng lắm rồi, nhờ cái thông báo này mà mọi thứ đã rõ ràng lắm rồi, thì Anh Ba Sàm phê đúng ba câu chỉ ra đúng ba điểm cốt tử, từ đó người ta nhận rõ tính tù mù của bản thông báo này: “…cái gọi là “đã làm rõ” vẫn chưa rõ là “AI?”. Vì công an đang giữ bí mật, hay vì phải nói vậy cho yên chuyện, để “câu giờ” trong lúc đang cố … “tìm”? Chỉ ngó sơ trong bản thông cáo báo chí, việc dùng từ ngữ đã thể hiện thái độ cầu thị của “tập đoàn” Hải Phòng này tới đâu. Đó là cùng một vụ án hình sự, cùng phải khởi tố, nhưng một bên được gọi là “vụ án ‘giết người…’ ”, còn bên kia lại là “việc phá dỡ nhà coi đầm…” chứ không phải là “vụ án phá hoại tài sản …”.

Chung quanh các ngư dân, những bài học hy vọng

André Menras Hồ Cương Quyết

Nguyễn Ngọc Giao dịch

Gửi 21 ngư dân đang bị cầm tù một tháng tại Phú Lâm, Hoàng Sa

Cùng với cuốn phim «Hoàng Sa Nỗi đau mất mát» tôi đã bất ngờ được đi một vòng qua nhiều thành phố Âu Châu. Chuyến lưu diễn đã cho tôi chứng kiến những hiện thực thời sự mà trước đó tôi không lường được. Có những hiện thực đáng buồn. Và có những hiện thực khả quan vì chúng manh nha mầm mống tương lai.

Sau khi kinh qua 6 thành phố Pháp, tôi vừa kết thúc một vòng lưu diễn ở 5 thành phố: Berlin, Köln, Praha, Plzen và Warsaw. Toàn bộ chương trình đều được chuẩn bị qua internet, từ những lời mời tự phát, phản ứng lại việc cuốn phim đã bị cấm chiếu ở Sài Gòn. Theo chỗ tôi biết, những bạn đã mời tôi sang các nơi chưa hề gặp nhau, và cho đến nay cũng vẫn chưa gặp nhau. Phần tôi cũng chưa gặp người nào. Mọi sự tổ chức đều qua email: áp phích chung ở Praha, lời giới thiệu song ngữ ở mỗi nước, ngày tháng, chỗ ở, đi lại từ thành phố này qua thành phố kia, từ nước này sang nước nọ, mọi sự đã diễn ra một cách tập thể và suôn sẻ. Ở thành phố nào thì người ở thành phố đó quảng cáo trong giới người Việt và người dân sở tại. Bây giờ cuộc lưu diễn đã hoàn tất, có thể nói rằng nó đã thành công.

Thật may cho anh chàng AQ

Phan Tất Thành

Sự hèn nhát và chỉ cần thắng lợi tinh thần là đủ, khi còn thò lò mũi xanh tôi đã biết ở Trung Quốc có một hình tượng trong văn học, một điển hình mà người ta từng cho rằng đó là đặc trưng của người Trung Quốc. Thế là vì mê văn Lỗ Tấn nên tôi tin rằng đó là đặc trưng, đặc thù, đặc gì gì nữa duy nhất của Trung Quốc mà trên thế gian này không nơi nào có. Mày tát tao như mày tát bố mày – tư tưởng ấy đã mang lại thắng lợi tinh thần cho AQ.

Nay đầu hai, ba thứ tóc rồi mới thấy mình nhầm. Nhầm nghiêm trọng bởi vì ít nhất không phải chỉ mình Trung Quốc có chủ nghĩa AQ. Này nhé:

Đập thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn hay không?

Nông Viết Lù

Sự cố rò rỉ nước ở Đập thủy điện Sông Tranh 2 (ST2) đã gây ra mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Tôi xin được nói thêm vài điều:

1) Đập thủy điện Sông Tranh 2 bị rò rỉ là một sự cố khá nghiêm trọng. Lỗi là do thiết kế, thi công và quản lý như Cục Giám định đã kết luận. Đây có thể là sự số đầu tiên của đập bê tông đầm lăn ở VN.

2) Việc xử lý ban đầu của Ban quản lý thủy điện ST2 là lúng túng và có đôi chút khôi hài. Một vài người trong đoàn giám định Nhà nước đã trả lời không chuẩn xác, nhất là khi trả lời các nhà báo (có thể vì câu hỏi không đúng chuyên môn hẹp của người trả lời). Tuy nhiên sự cố này hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của của Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Họ hoàn toàn có đủ trình độ và kinh nghiệm xử lý tốt sự cố này.

Tên cướp đỏ

Tiến sĩ Ralf Berhorst

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử "Trung Quốc của Mao Trạch Đông" do GEO EPOCHE xuất bản.

Phần 3

Trong thời gian này, lần đầu tiên Mao quan tâm thật sự đến Chủ nghĩa Cộng sản. Cũng như nhiều trí thức khác, những người thuộc "Phong trào 4 tháng 5", tính khiêm tốn vẻ ngoài của nước Cộng hòa Xô viết trẻ tuổi đã gây ấn tượng cho ông: chính phủ cách mạng dưới quyền của Lenin tuyên bố từ bỏ các vùng đất là tô địa cũ của Nga hoàng trong Trung Quốc.

Mao suy nghĩ liệu có nên học tiếng Nga, cân nhắc xem có nên di cư sang nước Nga Xô viết, nghiên cứu "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" của Karl Marx và Friedrich Engels vừa mới được dịch sang tiếng Trung – và gặp Trần Độc Tú ở Thượng Hải, một trong những người phát hành tờ "Thanh Niên Mới", trí thức Mácxít quan trọng nhất của Trung Quốc.

Việt Nam không thể để Trung Quốc biến việc cưỡng chiếm Hoàng Sa thành sự đã rồi

Trọng Nghĩa

Hồ sơ Hoàng Sa đang nổi lên thành một thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Làm sao ngăn không cho Trung Quốc biến hành động cưỡng chiếm Hoàng Sa thành một sự kiện đã rồi và được quốc tế mặc nhiên chấp nhận? Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine (Hoa Kỳ), Việt Nam cần phải thay đổi chiến lược, phải kết hợp mọi nguồn lực để đưa vấn đề Hoàng Sa ra trước công luận quốc tế, trên mọi diễn đàn, chứ không nên bó hẹp mình trong khuôn khổ ASEAN.

clip_image001

Trung Quốc điều tàu ngư chính xuống Hoàng Sa vào đầu tháng 9/2011, công khai vi phạm chủ quyền Việt Nam, ít lâu sau khi cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối Bắc Kinh ngày 21/08/2011 trên đây đã bị chính quyền trấn áp. REUTERS/Tu Quang

Phản ứng tập thể của người dân

Gia Minh, Biên tập viên RFA

Trong thời gian gần đây lại xảy ra những vụ tập thể người dân kéo nhau đến cơ quan công quyền đập phá.

clip_image001

Gia đình ông Trịnh Xuân Tùng khóc tức tưởi trên đường đến tòa. Source danlambao

Giải pháp nào cho ngư dân Việt Nam?

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Chỉ còn một ngày nữa là đúng một tháng đối với vụ Trung Quốc bắt giữ hai tàu đánh cá của Việt Nam trong khi họ tác nhiệp trong vùng đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam.

clip_image001

Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà - Quảng Nam hôm 05/07/2011. RFA PHOTO

Các nước Ðông Nam Á, Trung Quốc chia rẽ tại Hội nghị ASEAN

Những mối bất đồng mới có thể phương hại tới nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc nhằm đạt được một hiệp ước để ngăn không cho những vụ tranh chấp lãnh thổ bùng ra thành bạo động.

clip_image001

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Phnom Penh, ngày 3/4/2012. Hình: Reuters

Tên cướp đỏ

Tiến sĩ Ralf Berhorst

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử "Trung Quốc của Mao Trạch Đông" do GEO EPOCHE xuất bản.

Phần 2

clip_image002

 

Bắc Kinh, vào khoảng năm 1900 đã có hơn một triệu người sống trong thủ đô của Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE

 
   

Nằm cách không xa các giảng đường là Quốc hội mới, cơ quan các Bộ cũng như "Tử Cấm Thành" mà hoàng đế trẻ con Phổ Nghi đã thoái vị vẫn còn sống ở sau những bức tường của nó, có hàng trăm thái giám ở xung quanh. Trong năm cách mạng 1912, lãnh tụ quân đội bảo thủ Viên Thế Khải đã trở thành Tổng thống Trung Quốc. Năm 1913, khi đảng dân tộc của Tôn Dật Tiên, Quốc Dân Đảng, thắng lớn trong các cuộc bầu cử tự do đầu tiên, Viên cấm tổ chức đó hoạt động, đẩy Tôn đi lưu vong và giải tán Quốc hội. Năm 1916, Viên qua đời, người trước đó còn tuyên bố mình là hoàng đế của một triều đại mới. Tổng thống mới của Trung Quốc tập họp lại Quốc hội đã được bầu.

Tháng 6 năm 1917, một tướng lĩnh trung thành với hoàng đế làm đảo chính và lại đưa Phổ Nghi lên. Thế nhưng hai tuần sau đấy, các tướng lĩnh khác hành quân về Bắc Kinh và chấm dứt chế độ quân chủ vĩnh viễn. Nền cộng hòa được cứu thoát.

Phản hồi của Bộ Ngoại giao Đan Mạch về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam

Kính gửi: Bauxite Việt Nam

Tôi là Trần Văn Huỳnh, người đã gửi thư đến Chính phủ, Quốc hội và Bộ Ngoại giao các nước để kêu gọi sự quan tâm đến trường hợp của con trai tôi - Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều tù nhân chính trị khác tại Việt Nam.

Như tôi đã đưa tin, thư ký của bà Thủ tướng Đan Mạch thông báo với tôi rằng đã chuyển bức thư mà tôi đã gửi đến bà hôm 5/2/2012 cho Bộ Ngoại giao nước này - nước đang giữ vai trò Chủ tịch Liên minh Châu Âu EU. Đến ngày 1/3/2012 tôi đã nhận được phản hồi của Tổng vụ Đối ngoại EU (EEAS) về vấn đề này. Tiếp đó vào ngày 4/3/2012 tôi cũng đã gửi một bức thư đến Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch nhân chuyến thăm Việt Nam của ông từ ngày 4 đến 7/3/2012.

Hôm 30/3/2012 vừa qua, tôi đã tiếp tục nhận được phản hồi từ Bộ Ngoại giao Đan Mạch. Cơ quan này khẳng định nước này cùng EU đã và đang theo dõi sát sao tình hình nhân quyền tại Việt Nam và những trường hợp tù nhân chính trị mà tôi đã đề cập trong thư gửi cho họ: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Bùi Thị Minh Hằng, v.v.

Tôi đã dịch nguyên văn thư phản hồi này ra tiếng Việt như dưới đây. Đề nghị Bauxite Việt Nam giúp phổ biến đến độc giả.

Xin cảm ơn và kính chào Bauxite Việt Nam.

Trần Văn Huỳnh

Philippines xây bến tàu tại Trường Sa: ảnh hưởng và tác động

Thanh Trúc, RFA

Một nhà nghiên cứu về biển Đông, ông Đinh Kim Phúc, tác giả quyển sách “Hoàng Sa-Trường Sa: Luận cứ & Sự kiện” do nhà xuất bản Thời Đại ấn hành, trình bày quan điểm riêng về hành động của Philippines và phản ứng của Việt Nam trong cuộc trao đổi với Thanh Trúc.

clip_image001

Biển Đông trong vòng tranh chấp. Wikipedia photo

Bị Trung Quốc thúc ép, Cam Bốt không đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự thượng đỉnh ASEAN

Thanh Phương

Phnom Penh, RFI

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ khai mạc ngày mai 03/04/2012 tại Phnom Penh, ngay sau khi chuyến viếng thăm Cam Bốt của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kết thúc. Hệ quả của chuyến đi này là Cam Bốt, chủ tịch luân phiên của ASEAN, sẽ không đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự chính thức của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh, khai mạc ngày mai. Từ Phnom Penh, đặc phái viên Thanh Phương tường trình:

clip_image001

Ngoại trưởng các nước Asean chụp ảnh chung trước Hội nghị thượng đỉnh, Phnom Penh, 02/04/2012. REUTERS/Samrang Pring

Chuyên gia tư vấn hàng đầu: con đập rất nguy hiểm

Mặc Lâm, RFA

Đập Thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt khiến giới khoa học chú ý vì sự cố này có thể gây nên nhiều tác hại cho người dân tại khu vực hạ nguồn nếu con đập bị vỡ. Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng khẳng định rằng đập Sông Tranh 2 sẽ không bị vỡ kể cả khi có động đất xảy ra. Tuy nhiên TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP HCM, kiêm Viện trưởng Viện Điện, Điện tử Tin học (EEI) phản bác ý kiến đó.

clip_image001

Công nhân sửa chữa những chỗ rò rỉ. phunutoday photo courtesy

Giới chuyên gia cảnh báo về nguy cơ đập Sông Tranh 2

Đức Tâm

Đập thủy điện Sông Tranh 2 bị rò rỉ nghiêm trọng, gây lo ngại về an toàn cho người dân miền Trung. RFI phỏng vấn chuyên gia Nguyễn khắc Nhẫn, nguyên cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, giáo sư Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble, về những nguy cơ đối với dự án này.

clip_image001

Công nhân đang sửa đập thủy điện Sông Tranh 2 - miền Trung Việt Nam. REUTERS

Thủy điện Sông Tranh 2: xả nước tối đa khắc phục

Tấn Vũ

clip_image001

 

Công nhân khắc phục sự cố ở đập thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: Tấn Vũ

 

TT - Ngày 1-4, đoàn công tác gồm nhiều chuyên gia của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng dẫn đầu có buổi thị sát tại đường hầm trong bờ đập của thủy điện Sông Tranh 2.

Tham dự đoàn công tác còn có Cục trưởng Cục Kiểm định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Lê Quang Hùng, đặc phái viên của Chính phủ về năng lượng điện Thái Phụng Nê cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và chính quyền huyện Bắc Trà My.

Cũng như các buổi khảo sát trước, báo chí không được tham dự và mọi con đường vào khu vực này đều bị khóa kín. Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết sau hơn một giờ khảo sát các đường hầm chính trong thân đập bị rò rỉ nước, đoàn công tác có cuộc họp kín tại nhà điều hành của Ban quản lý dự án thủy điện 3.

Tên cướp đỏ

Tiến sĩ Ralf Berhorst

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử "Trung Quốc của Mao Trạch Đông" do GEO EPOCHE xuất bản.

Phần 1

1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao

Vào ngày 31 tháng 7 năm 1921, 13 người đàn ông trẻ tuổi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở gần Thượng Hải, trong số đó là một người thầy giáo rụt rè từ tỉnh lẻ, người cả một thời gian dài không có mục đích. Nhưng bây giờ con người 27 tuổi đấy đã tìm thấy một nhiệm vụ mà ông ấy muốn đấu tranh cho nó với tất cả sức lực: cuộc cách mạng. Mao Trạch Đông biến nó trở thành nghề nghiệp của mình – và chẳng bao lâu sau đó cũng dựa trên cả giết người, cướp của và tống tiền để thực hiện điều đấy.

Trời mưa như trút nước khi chiếc du thuyền rời bến trên "Hồ Uyên ương", tròn 90 kilômét về phía Tây Nam của Thượng Hải. 13 người đàn ông trên thuyền không hề chú ý đến cơn mưa đang lan rộng ra vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 đấy. Họ ngồi chen chúc quanh một cái bàn có những món cá, thức uống và cờ mạt chược. Và thảo luận.

Sự lựa chọn nào dành cho Việt Nam đây?

(Ghi lại tâm sự với người bạn già chí cốt)

Nguyễn Trung

Hỏi: Cái thế giới này xoay như chong chóng, cứ theo gió lúc ngược, lúc xuôi, chẳng biết đằng nào mà lần, theo anh làm sao bây giờ?

Trả lời: Anh không bắt thế giới ngừng xoay được, lại càng không thể bắt nó xoay theo ý mình. Vậy chỉ còn một cách: Tạo ra được cái nhìn xác thực sự vận động không ngừng của địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu luôn luôn như một đòi hỏi tất yếu.  Để không thụ động rơi vào nguy cơ, không bị lạc lõng trên trường quốc tế, và đặc biệt quan trọng là để tìm ra khả năng biến nguy cơ hoặc thách thức thành thời cơ, nhất thiết phải hiểu rõ từng giai đoạn vận động của thế giới.

Nguy cơ thủy điện Sông Tranh 2 dưới mắt một chuyên gia ở Đà Nẵng

Huy Phương

clip_image002  

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng.

 

Một thời gian ngắn sau khi hoạt động, đập thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam đã có vết nứt. Hai bên chính quyền và các chuyên viên đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về lý do, giải pháp và trách nhiệm. Tính mạng, tài sản của người dân khu vực hạ lưu con đập này có bị ảnh hưởng hay không? Câu hỏi này một lần nữa cũng được chính quyền và giới chuyên viên nhận xét khác nhau.

Đập thủy điện Sông Tranh 2 do Tổng công ty EVN chủ trì xây dựng, đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng, lớn nhất miền trung Việt Nam, và có sức chứa gần 730 triệu mét khối nước. Con đập chính, nơi thoát nước chứa nhiều tổ máy phát điện, có chiều cao 96 mét, dài 640 mét là nơi phát hiện nhiều vết nứt quan trọng từ mấy tuần qua. Đập Sông Tranh khác với các đập khác của Việt Nam vì nó rất cao đối với miền Trung và nó ở trong vùng biết có động đất.

Gần đây, các ảnh chụp cho thấy hai chỗ nước chảy mạnh ở hai bên thân đập chính, và cách đó không xa, có vài vết nứt nước phun lên thành vòi cao hơn cả thước.

Trung Quốc kêu gọi Việt Nam 'xử lý ổn thỏa' Biển Đông

Một Phó Thủ tướng Trung Quốc vừa kêu gọi Việt Nam và nước này cùng "xử lý ổn thoả" tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải, theo trang web của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc - CRI.

clip_image001

Các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông được đưa vào nghị trình Hội đàm Trung - Việt tại hội nghị Bác Ngao năm 2012.

‘Đừng thúc đẩy Biển Đông quá nhanh’

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu Campuchia đừng thúc đẩy các cuộc thảo luận về các tranh chấp trên Biển Đông ‘quá nhanh’.

clip_image001

Hồ Cẩm Đào đã thành công trong việc thuyết phục Campuchia ủng hộ lập trường Biển Đông của Trung Quốc

Thuế và hệ lụy

BÙI VĂN BỒNG

Tôi về thăm quê ở Thanh Hóa, bà con nông dân than: “Khổ lắm chú ơi, cảnh làm nhà nông bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đủ ăn là may. Nay phải gánh thêm một mối lo nữa là thuế và các khoản thu của dân. Gọi là mang tiếng được miễn thuế nông nghiệp nhưng có thấm vào đâu. Được miễn thuế này thì lại đẻ ra thứ thu khác. Thế thì cũng như không”.

Bà con ta nói đúng. Hiện nay, tính ra ở làng xã, nông dân phải lo đến mười mấy thứ khoản đóng góp gọi là phụ thu. Còn ở đô thị, những người buôn thúng bán bưng cũng phải tăng tiền nộp thuế vì chiến dịch “chống thất thu” của địa phương.

Đóng thuế vừa là quyền lợi được đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Nói cho đúng, đóng thuế là trách nhiệm của người dân đối với sự phát triển và tồn tại của đất nước, chứ không phải là nghĩa vụ. Còn Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan Nhà nước sử dụng tiền thuế do dân đóng góp để điều hành công việc quản trị đất nước nên mới là có nghĩa vụ. Đã là nghĩa vụ thì phải làm có trách nhiệm cao, trung thực và hết lòng phụng sự chung cho xã hội.

Sự cố Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2: Vì an toàn sinh mạng của hàng vạn người dân hạ lưu, kiến nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố

Công dân Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc

(Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh HASCON,

Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh EEI)

Ngày 23 tháng 3 năm 2012, Tiến sỹ Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam (chiếu trên Chương trình thời sự buổi chiều tối của Đài Truyền hình Việt Nam, xem trên Mạng: tienphong.vn), và trả lời Thông tấn xã Việt Nam (đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam dangcongsan.vn), đã tuyên bố: “Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, tôi có thể khẳng định là Đập vẫn đảm bảo an toàn, kể cả sau khi xảy ra một số trận động đất kích thích thời gian qua tại vị trí xây dựng công trình. Qua kiểm tra, không phát hiện những dấu hiệu bất thường của công trình”.

Kiến nghị nhỏ

Tạ Duy Anh

Kính gửi các báo Lề phải, Lề trái.

Khi nhắc đến tranh chấp lãnh thổ ở Nam Hải (Biển Đông), Trung Quốc nhất quán chỉ nhắc đến Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của chúng ta). Các cơ quan truyên truyền, ngoại giao, các loại báo Lề trái, Lề phải của họ đều không bao giờ sơ xuất chủ trương đó. Vô số trang mạng có tên miền China chửi chính quyền của họ nhem nhẻm, nhưng vẫn rất ngoan ngoãn chấp hành chủ trương trên. Vì sao họ lại có sự đồng lòng như vậy thì xin chuyển thắc mắc này lên Ban Tuyên giáo của Việt Nam, nơi vẫn rất chăm chỉ học cách tuyên truyền tư tưởng và quán triệt chính sách theo mô hình của đảng bạn, thể nào cũng từng nghiên cứu kỹ.

Nếu Việt Nam cứng rắn thì Trung Quốc không dễ nuốt đảo biển của mình

Nguyễn Hoàng Hà

clip_image002

Các hỏa tiễn Kh-29L và 29TE

Trung Quốc sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục thu về số ngoại tệ khổng lồ hàng năm thì cũng là lúc ý đồ đem các dự án chiếm Biển Đông ra để thực thi thành sự thực. Ngoài các đảo Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa mà họ đã chiếm được của Việt Nam sau các cuộc xâm lượng ồn ào trên biển thì nay họ vẽ lại đường lưỡi bò mà cái lưỡi đó bao trùm hết cả Vịnh Bắc Bộ từ biển vùng Móng Cái của Việt Nam giáp ranh Trung Quốc va kéo dài đến tận Palawan của Philipine cách Trung Quốc ngàn vạn dặm. Có thể nói cái lưỡi đó liếm không chỉ các vùng biển quốc tế mà vơ ngoạm cả vùng biển trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam mà quốc tế đã quy định, Trung Quốc cũng đã ký cam kết tôn trọng.

Ông Vũ Mão: Bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo khó khả thi

Quốc hội ơi cố lên!

“Hằng năm Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các chức danh khác do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn!”

Tin này, sau khi loan báo trên mạng đã thu được từ dư luận hai luồng ý kiến:

- Luồng từ những người đương nhiên phải ủng hộ thì cũng với thái độ dè dặt như: cần góp ý thêm, còn lo ngại về tính khả thi, cần theo rõi tiếp…, ý kiến ông Vũ Mão thuộc loại này.

– Luồng thứ hai hoàn toàn không tin tưởng, cho đây chỉ là việc bày vẽ ra cho có hình thức, không có thực chất gì để mong đợi.

Niềm tin vào một chủ trương-chính sách bao giờ cũng từ thực tế trải nghiệm và từ việc xét đoán những yếu tố gốc, yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách đó.

Về thực tế trải nghiệm thì những lời hứa trước đây về tuyển chọn người tài, thanh lọc đội ngũ… đều đã gây thất vọng. Thủ tướng hứa nếu không diệt được tham nhũng sẽ từ chức, nay thì sao? Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói cứ thấy cán bộ xấu là “chặt chém” thì bầu cũng không kịp! “Chặt chém” còn chưa giải quyết được gì vì cái xấu cứ mọc tiếp lên như cỏ dại, huống hồ mấy cái biện pháp phê - tự phê cũng như bỏ phiếu tín nhiệm trong nội bộ Quốc hội?…

Về “yếu tố gốc”, ai cũng biết chỉ huy tối cao là Bộ Chính trị mới quyết định mọi việc, bộ máy này không ai được đụng đến thì việc tín nhiệm hay không tín nhiệm một quan chức nào đó phỏng có tác dụng gì, cuối củng vẫn cơ quan tối cao kia quyết định hết. Ông Vũ Mão nói đúng, các vị trong Quốc hội lại bỏ phiếu tín nhiệm lẫn nhau thì cũng khó. Còn nếu muốn tham khảo ý dân ư? Xin thưa việc Đại biểu Quốc hội tham khảo ý kiến người dân xưa nay luôn luôn là hình thức, số người gặp gỡ luôn luôn có sàng lọc trước. Muốn tham khảo thì bao nhiêu ý kiến phản biện rõ ràng và đồng thuận của các trí thức, các blogger đấy, cứ như nước đổ lá khoai thôi, muốn nghe thì nghe từ nguồn ấy là rõ nhất. Lại nữa, cấp nào của Quốc hội và Chính phủ cũng có Thanh tra, chẳng lẽ các bộ máy Thanh tra ấy không có tác dụng gì ư? Tóm lại, nếu thực sự cần biết cán bộ nào tốt xấu thì cũng chẳng cần bày vẽ thêm sự bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội một cách hình thức làm chi cho mệt (trừ khi có mục tiêu khác thì không nói)!

Nếu Quốc hội vẫn nhất quyết muốn gánh cái “sứ mệnh vinh quang” này (bỏ phiếu tín nhiệm) và lại hy vọng từ đó sẽ gây lại được lòng tin của dân, thì thôi cũng xin động viên nhau một câu xã giao: Nào, Quốc hội ơi, cố lên!

Bauxite Việt Nam

Tuyên bố chung Hoa Kỳ - Mông Cổ

16/6/2011

Lý do gì khiến Bauxite Việt Nam quyết định đăng một văn bản ngoại giao dường như không liên quan gì đến Việt Nam, vả chăng lại được ký cách đây đến gần một năm? Xin thú thực, đó là vì cảm giác nhục nhã!

Một đất nước nhỏ yếu, ở ngay sát nách Trung Quốc, mà vẫn không khiếp nhược, đàng hoàng bắt tay với Mỹ.

Ai đó đã nhại câu thơ của Chế Lan Viên: “Tổ quốc bao giờ hèn thế này chăng?”

Bauxite Việt Nam

Vụ Tiên Lãng trước Ngày N

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

31/3/2012 được các nhà báo gọi là Ngày N theo thuật ngữ quân sự, hạn chót để chính quyền Hải Phòng báo cáo Thủ tướng việc thực hiện kết luận ngày 10/2 của Thủ tướng về vụ cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn ở Huyện Tiên Lãng.

Căn nhà 2 tầng của anh Vươn bị lực lượng cưỡng chế san bằng hôm 05/1/2012. Photo courtesy of nld

Nước Vệ triều nhà Sản

Người Buôn gió

Năm thứ 67, đời Vệ Kính Vương thứ hai.

Nứt đập chắn nước ở nam trung bộ, tính mạng hàng trăm ngàn bá tính bị đe dọa.

Dân oan bốn phương kéo về kinh đô đánh trống kêu oan ngày một đông.

Ngoài biên cương nước Tề kéo thủy quân nhòm ngó lãnh hải, bắt đi cơ man nào là ngư dân đòi tiền chuộc.

Ngân khố cạn kiệt, giá cả vẫn leo thang chóng mặt.

Nhà nhà phá sản, khánh kiệt.

Cam Bốt liệu có trung lập về vấn đề Biển Đông, trước sự ve vãn của Trung Quốc?

Thụy My

clip_image001  

Chân dung ông Hồ Cẩm Đào đang được dựng lên ở trung tâm thủ đô Phnom Penh, ngày 29/03/2012. REUTERS/Samrang Pring

 

Hôm nay 30/03/2012 Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Cam Bốt, trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp diễn ra tại thủ đô Phnom Penh. Cam Bốt hiện đang là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Phải chăng Trung Quốc đang cố gây sức ép để nước chủ nhà gạt bỏ hồ sơ Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự?

Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với thông tín viên Phạm Phan ở Phnom Penh.

RFI: Xin chào thông tín viên Phạm Phan. Chuyến viếng thăm của ông Hồ Cẩm Đào là một sự kiện quan trọng đối với chính phủ Phnom Penh phải không thưa anh?

Phạm Phan: Theo thông tin chính thức của Tân Hoa Xã và viên đại sứ Pan Guangxue (Phan Quảng Học) của Trung Quốc tại Phnom Penh, thì chuyến viếng thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Phnom Penh kéo dài bốn ngày là một sự kiện quan trọng nhất từ 12 năm qua.

Hai bài báo thấy trên mạng

Lời nhắn nhủ ngày chủ nhật:

Gửi bạn hai bài báo thấy trên mạng và lưu xuống đây giúp bạn đỡ mất công tìm kiếm.

Chủ nhật, lý ra chỉ nên có những điều vui vui. Có điều là, lâu nay đã có quá nhiều niềm vui ô nhục.

Vui đăng tin máy bay đẹp của thằng trây thuế cả trăm tỉ trong khi anh Điếu Cày vẫn trong ngục tù vì xin nộp vài triệu tiền thuế lại bị từ chối để có cớ bắt anh vì tội trốn thuế.

Vui lôi con trẻ ra thi tài, trong khi về nguyên tắc trẻ em không được ganh nhau nhất nhì ba bét: hãy nhìn lũ trẻ đá bóng thi Phù Đổng cũng chèn nhau chơi xấu nhau tranh hơn thua … chỉ thiếu ma tuý và cá độ như những tấm gương đàn anh của chúng là vừa đủ … vui ô nhục.

Nhưng sáng nay chủ nhật nghĩ là có hai tin vui. Tin về anh chui trong cống bị tịch thu, coi là thay lời bình cho bài tiếp theo đăng liền ngay bên dưới. Kết luận tuỳ bạn.

Phạm Toàn

Bình Nhưỡng bất chấp mọi áp lực vì có Bắc Kinh

Tú Anh

clip_image001  

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) thăm một đơn vị quân đội. Ảnh do hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA công bố ngày 10/03/2012. REUTERS/KCNA

 

Bắc Triều Tiên tiếp tục chuẩn bị phóng vệ tinh bằng tên lửa đạn đạo mặc dù bị quốc tế cảnh cáo. Theo giới phân tích tại Tokyo, thì Bình Nhưỡng đặt cược vào sự ủng hộ của Bắc Kinh trong chiến thuật leo thang gây bất trắc về an ninh trong khu vực.

Theo báo chí Nhật Bản thì Bắc Triều Tiên tiếp tục bơm nhiên liệu vào tên lửa đạn đạo dự trù đưa một vệ tinh quan sát lên không gian vào trung tuần tháng Tư tới đây.

Tây phương nghi ngờ ý đồ thật sự của Bình Nhưỡng là thử nghiệm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Quyết định ngưng viện trợ lương thực của Mỹ, những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, không làm lay chuyển được giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Theo nhận định của báo mạng Asia Times thì mọi “tối hậu thư đều thất bại”.

Trên thực tế thì mối quan ngại của Tây phương và của hai quốc gia lân cận của Bắc Triều Tiên chỉ được Trung Quốc và Nga chia sẻ trên đầu môi chót lưỡi khi Hồ Cẩm Đào và Dmitri Medvedev tuyên bố rằng «Bình Nhưỡng cần phải hủy bỏ ý định phóng vệ tinh».

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn