Tin liên quan đến bản Kiến nghị của nhân sĩ trí thức Việt Nam đối với Bộ Ngoại giao

Chiều nay, thứ Tư, 6-7-2011, một cán bộ cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao (*) đã gọi điện cho một trong các vị nhân sĩ (**) tham gia ký tên trong bản Kiến nghị (Ba Sàm xin không nêu tên cả hai người) và cho biết:

Lãnh đạo Bộ phân công ông liên lạc với các vị tham gia ký tên vào bản Kiến nghị để thông báo mời các vị đến Bộ Ngoại giao vào thứ Sáu tuần này để gặp và trao đổi. Khi được vị nhân sĩ cho biết ông đang đi công tác, đề nghị Bộ liên lạc với những người cùng ký tên, ông cán bộ Bộ Ngoại giao cho biết mình chỉ có số điện thoại của vị nhân sĩ này thôi.

Theo quan điểm riêng của một số vị nhân sĩ, trí thức cùng ký tên vào bản Kiến nghị:

1- Hoan nghênh quyết định trên của Bộ Ngoại giao.

2- Bộ Ngoại giao đã biết rõ những người tham gia ký tên, nhưng nếu cần thiết, có thể liên lạc với Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải (nơi đã trực tiếp chuyển bản Kiến nghị tới Bộ Ngoại giao) để thông báo việc này.

3- Để thể hiện tinh thần nghiêm túc, trọng thị và minh bạch trước việc làm cao cả của các nhân sĩ trí thức về một sự việc trọng đại của đất nước, Bộ Ngoại giao cần có giấy mời cho từng vị ký tên trong bản Kiến nghị.

Nguồn: basamnews

Chú thích của BVN:

(*) Ông Trần Duy Hải, Phó Ban Biên giới Bộ Ngoại giao Việt Nam

(**) Giáo sư Chu Hảo

Một tiếng nói trong nhà

André Menras Hồ Cương Quyết

Hoàng Hưng dịch

«Trong khi nhiều người bật khóc, hổ thẹn hay kìm cơn phẫn nộ, trong khi họ bất chấp dùi cui của chính những người cùng nòi giống với mình và sự đe dọa của cảnh sát để xuống đường khẳng định lòng yêu nước, cần phải ngưng ngay cái lối hành động ngoại giao giả tạo kia, vì nó làm nứt vỡ ngôi nhà mà chúng ta đang tìm cách tô trát, nó làm khô héo khu vườn mà chúng ta đang tìm cách khôi phục màu xanh. Phải chấm dứt những quyết định bí ẩn ở thượng đỉnh. Ta thấy rõ những quyết định ấy đã đưa Việt Nam đến vị trí dễ thương tổn thế nào rồi. Nước này có một Quốc hội. Chính nó phải có những quyết định ở cấp quốc gia, trong một phiên thảo luận mở, công khai, minh bạch. Chính nó và chỉ nó đại diện cho tiếng nói của nhân dân và đất nước. Không ai, không nhóm lợi ích nào, không đảng nào có quyền chiếm đoạt tiếng nói ấy. Đó chính là bản chất của tư tưởng Bác Hồ. Tư tưởng ấy thời sự hơn bao giờ hết khi nói về việc bảo vệ đất nước» – André Menras.

Sự nuốt nhục hết lần này đến lần khác, lần sau phải nuốt nhiều hơn lần trước, tuyệt nhiên không đưa lại được cái gì ích lợi cho đất nước này, mà chỉ làm cho kẻ đã hạ nhục mình càng quyết tâm trong việc giở thêm những ngón đòn hiểm trá, không chỉ bắt chúng ta cúi đầu chịu nhục mà còn biến nhanh 85 triệu con dân nước Việt thành một lũ tôi đòi. Các ngài hãy trả lời cho dân biết, phải chăng đó là chủ nghĩa vô sản quốc tế trong thời đại ngày nay?

Còn đối với thế giới thì sao ? Việt Nam sẽ bị quên bẵng đi tất cả những trang sử oanh liệt đã từng có, trở thành một «dân tộc cừu» đáng thương vì sắp bị nuốt chửng bởi lũ sói, nhưng chẳng hơi đâu mà lên tiếng hoặc ra tay giúp đỡ vì chính họ đã tự nguyện rước lấy. Có thể tưởng tượng được một dân tộc cô đơn trơ trọi không còn bạn đồng minh khủng khiếp đến mức nào trong thời buổi mọi chuyện đều phải đặt trong tương quan toàn cầu hay không ?

Và với nhân dân chúng ta thì sao ? Hãy nhìn vào thái độ im lặng của người dân. Hãy xem một bà bán nước tự động lầm lũi mang cốc nước trà đến mời người thổi saxophone uống cho đỡ khát trong cuộc biểu tình ở Hà Nội sáng ngày 3-7-2011. Hãy tưởng tượng nỗi đau tức đang ứ trong cổ ngàn vạn con người cuối cùng sẽ biến thành cái gì khi những cuộc «đi đêm» tồi tệ trước nay cứ ngấm ngầm diễn ra để rồi đến một lúc nào đấy người ta bừng mắt thấy không còn biển và đảo, không còn gì nữa? Đất nước thiêng liêng ngàn đời từ cha ông trao lại này phi nhân dân ai có quyền tự mang đi thương lượng?

Bauxite Việt Nam

Chùm thư trao đổi giữa GS Nguyễn Huệ Chi và những người chú ruột của TS Cù Huy Hà Vũ

Trong những ngày qua, giữa Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và mấy người chú ruột của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có một cuộc trao đổi thư từ. Xét thấy đây là cuộc trao đổi có liên quan đến việc đánh giá phiên xử phúc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ sắp tới, và nội dung cũng không có gì quá riêng tư, chúng tôi xin phép được lần lượt công bố để nhiều người cùng xem xét.

Bauxite Việt Nam

Dừng cuộc thi nói không với chữ U

Đỗ Trung Quân

clip_image029Từ sáng kiến của tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Sản xuất 20 triệu áo, mũ in chữ U-NO, U gạch chéo giúp ngư dân bám biển “ do báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức và thực hiện. Đại học Hoa Sen thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức một cuộc thi Thiết kế logo Non-U, “Nói KHÔNG với đường lưỡi bò” kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam thể hiện qua những việc làm, hành động cụ thể đối với việc xác định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, góp phần bảo vệ hòa bình, hợp tác và phát triển trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á…”.

Nhưng chỉ chưa đầy một tuần lễ kể từ khi chính thức đưa ra Thư ngỏ gửi các bạn sinh viên của Ban tổ chức Đại học Hoa Sen ngày 5- 7 -2011. Tin nhắn [muốn được giấu tên] của một thành viên BTC đã được gửi cho các thành viên Ban giám khảo: “Do có một số thay đổi vào phút cuối xin tạm thời ngừng phát tán thông tin về cuộc thi. Cảm ơn và sẽ thông báo sau …”.

Thông tin ấy bất ngờ nhưng suy cho cùng không gây ngạc nhiên cho những ai đang quan tâm và ủng hộ những chương trình như thế, nếu có câu hỏi thắc mắc tại sao, thì câu trả lời cũng dễ hiểu, rằng gạch chéo hai đường chống thuốc lá, chống tệ nạn, dễ hơn gạch chéo cái đường “lưỡi bò” Đại Hán nhảm nhí kia.

Nhưng suy cho cùng một cuộc thi không thể tổ chức thì đất nước này có hàng vạn họa sĩ, ai cũng có thể tự vẽ cho mình hai đường gạch chéo lên cái “ chữ U” ngạo mạn, bất chấp luật lệ quốc tế kia. Không có gì dễ dàng hơn thế.

Quá dễ !

Đ.T.Q

Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/

Tiêu chuẩn "đánh giặc"

Nhà báo Phan Lợi

Ngày 4-7, phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 2, đề cập tới chương trình làm việc của BCH Trung ương khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải thảo luận, lựa chọn đưa vào chương trình những vấn đề lớn, quan trọng và cần thiết nhất.

Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải ưu tiên cho những vấn đề bức xúc, khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết hoặc những khâu cần đột phá. Trong 12 mặt công tác được Tổng Bí thư nhắc đến có hai “mặt trận” nóng bỏng gồm: đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Vấn đề Biển Đông: Việt Nam còn mỏ vàng tri thức Việt kiều

Hoàng Hạnh

clip_image004

 

Đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

 
- Xét về kỹ thuật đưa thông tin, Trung Quốc đạt được hai yếu tố: nhanh nhạy và nhiều. Nhưng họ không có sự thật. Việt Nam đang giữ nhiều bằng chứng khẳng định chủ quyền Biển Đông. Chúng ta có thể củng cố thêm tư liệu nhờ sự đóng góp của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Hai cuộc trao đổi của Bee.net.vn với TS Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung và Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc được thực hiện độc lập. Nhưng khi nói về vấn đề quảng bá thông tin chủ quyền của Việt Nam, hai nhà nghiên cứu có những suy nghĩ tương tự nhau.

Trung Quốc bài bản nhưng không có sự thật

TS Vũ Cao Phan nhắc tới lệnh cấm đánh cá vào mùa cá đẻ của Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vào năm 1999, mở đầu cuộc trao đổi với Bee.net.vn. Ông nói, khi Trung Quốc đưa ra yêu cầu vô lý đó, Việt Nam đã phản đối. Phía Trung Quốc không phản ứng lại.

Phanh phui 'kế mới' độc chiếm biển Đông của Trung Quốc

Mai Anh (theo Thời báo Hoàn cầu)

ĐVO. Trong bối cảnh Biển Đông vẫn chưa lặng sóng, ông Zhu ChengHu, Giáo sư ĐH Quốc phòng, một trong những học giả có tiếng của Trung Quốc lại “đổ thêm dầu vào lửa” với chiêu hiến kế giúp Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông trên Thời báo Hoàn cầu.

Theo ông Zhu, truyền thông và học giả nước ngoài đang có thành kiến với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, khiến "rồng Trung Quốc" lâm vào thế bị động trước dư luận quốc tế.

Học giả Nga, Mỹ bàn về cuộc chơi lớn của Trung Hoa

Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

clip_image003- Sự quan tâm đến cách hành xử của Trung Quốc đang ngày một lớn lên. Các nước sở hữu khả năng quan tâm đến lợi ích cỡ toàn cầu, đang cố gắng tìm hiểu (hoặc gợi ý), liệu có hay không một luật lệ gì đó trong cuộc chơi lớn đầu thiên niên kỷ của Trung Hoa? Xin trích giới thiệu hai luồng tư tưởng không đồng hành để bạn đọc tham khảo.

Học giả Nga: Vật chất quyết định tất cả

Theo Hãng thông tấn chính trị Nga, câu hỏi lớn nhất của nhân loại hôm nay: Trung Hoa là gì, và nó đang phát triển theo chiều hướng nào?

Trong bài Vì sao Trung Hoa phá huỷ thế giới [1], học giả Nga đưa ra nhiều lập luận về kinh tế, chính trị, xã hội…, để nói rằng con đường duy nhất để Trung Hoa tồn tại là mở rộng. Rằng, trên con đường đó,  không thể loại trừ nguy cơ, nó sẽ phá huỷ phần còn lại của thế giới. Rằng toàn nhân loại (đúng hơn là phần còn lại) gần như sẽ chỉ còn việc ngồi mà cố đoán là Đại lục sẽ xé rào bằng cách nào?

PetroVietnam quyết 'bám trụ' Biển Đông

clip_image001

Tàu Bình Minh (phía trên) và hai tàu hải giám Trung Quốc

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tuyên bố không thay đổi kế hoạch khai thác - thăm dò tại Biển Đông cho dù từng xảy ra 'sự cố cắt cáp'.

Giới chức Việt Nam cho hay từ cuối tháng Năm đã có ít nhất hai lần tàu thăm dò dầu khí của PetroVietnam hoặc do hãng này thuê bị tàu Trung Quốc gây hấn và "phá hoại thiết bị" ngay trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Ngược lại, Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền và nói tàu Việt Nam đã 'khiêu khích trước'.

Hôm thứ Ba 5/7, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội, Tổng giám đốc PetroVietnam Phùng Đình Thực khẳng định công ty tiếp tục thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Ông Thực cho hay "sau sự cố tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, hoạt động thăm dò, khai thác vẫn diễn ra bình thường trên thềm lục địa của Việt Nam" và nói "PetroVietnam đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan" để bảo vệ an toàn cho hoạt động của tàu.

Truyền thông Việt Nam trích lời ông phát biểu: "Biển Đông có thể còn nhiều biến động, nhưng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là bất biến".

"Chúng tôi quan điểm ứng xử trên biển Đông lúc này là bình tĩnh, lấy bất biến ứng vạn biến, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước vừa tham gia tích cực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển".

Conoco bán cổ phần

Trong khi đó, đang có thông tin tập đoàn Hoa Kỳ ConocoPhillips chuẩn bị bán cổ phần ở ba mỏ dầu và khí gas ngoài khơi Việt Nam.

Đòi hỏi quyền được thông tin

Gia Minh, Biên tập viên RFA

Web  

Vùng đảo, quần đảo đang tranh chấp giữa các nước trong khu vực biển Đông. RFA

 

Một bản Kiến nghị ‘yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc’ do một số nhân sĩ, trí thức và người dân trong nước ký tên hồi ngày 2 tháng 7 và xuất hiện trên mạng trong những ngày qua.

Đây được xem là đòi hỏi quyền được thông tin về một vấn đề đại sự của đất nước.

Bản Kiến nghị ký tên bởi một số những nhân vật được nhiều nguời biết đến như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, các vị Giáo sư như Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, Phạm Duy Hiển, rồi Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh… cùng một số người khác.

Thông tin đầy đủ, minh bạch mà những người ký tên yêu cầu được cung cấp là cuộc làm việc tại Bắc Kinh hồi ngày 25 tháng 6 giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và người tương nhiệm Trung Quốc Trương Chí Quân, cũng như Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc.

Tàu cao tốc có còn là niềm tự hào của Trung Quốc?

Hồng Ngọc

clip_image001  
Tàu cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải có còn là niềm tự hào của Trung Quốc?  

Cuối tuần trước, hôm 30/6, tuyến tàu cao tốc nối 2 thành phố lớn nhất Trung Quốc - Bắc Kinh và Thượng Hải - đã chính thức được khai trương, rút ngắn thời gian đi lại từ 14 giờ trước kia xuống chỉ còn chưa tới 5 giờ.

Với chi phí xây dựng khoảng 220,9 tỷ Nhân dân tệ (khoảng hơn 700.000 tỷ đồng), đường tàu cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải dài khoảng 1.138 km và mất 3 năm để hoàn thành.

Tuy nhiên, theo các báo của Pháp, đường tàu vốn được coi là niềm tự hào về thành tựu kỹ thuật của Trung Quốc, nay đã trở nên mờ nhạt bởi gánh nặng nợ nần khổng lồ, nạn tham nhũng, bè phái, vấn đề an toàn và chất lượng.

Tờ Le Monde cho biết, sau những sự kiện như đưa người lên vũ trụ, tổ chức thành công Thế vận hội và triển lãm World Expo, thì việc đưa tàu cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải vào khai thác chính thức một ngày trước lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, quả là một niềm tự hào mới.

Giới trí thức Việt Nam đòi chính quyền không nhân nhượng Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông

Thanh Phương

clip_image002

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (người đội mũ) tại cuộc biểu tình ngày 12/6/2011 tại Hà Nội. DR

Trong một Kiến nghị đề ngày 2/7/2011, một số nhân sĩ trí thức Việt Nam đã yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Đặc biệt là về chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đến Trung Quốc trong tháng sáu vừa qua. Trong số những người ký tên có Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người trực tiếp điều hành trang mạng Bauxite Vietnam.

Thư ngỏ khẩn cấp của ông Bùi Minh Quốc gửi Quốc hội và Ban chấp hành Trung ương Đảng

imageKính gửi:

- Các Đại biểu Quốc hội Khóa 13

- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2 (Khóa 11) đang họp

Tôi, Bùi Minh Quốc, 71 tuổi, một chiến sĩ làm thơ, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, cán bộ cựu kháng chiến (chống Mỹ và chống bành trướng Bắc Kinh) gửi Thư ngỏ khẩn cấp này đến các Đại biểu Quốc hội và Hội nghị Trung ương Đảng lần 2 (Khóa 11) để bày tỏ ý kiến về việc lựa chọn người làm Chủ tịch Quốc hội khóa 13.

Tôi được biết trước Đại hội 11, Bộ Chính trị dự kiến giới thiệu Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vào cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa 13. Nhưng tôi cũng được biết Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lại là người hăng hái nhất quyết phá vội cho được Hội trường Ba Đình lịch sử quý giá có một không hai của quốc gia để rồi bỏ đất không mấy năm nay khiến mỗi lần họp Quốc hội lại phải đi thuê nơi họp, bất chấp sự phản đối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các lão thành cách mạng cùng  đông đảo nhân dân.

Lãnh đạo Minh Trị Duy Tân nói về ngoại giao - Vài suy nghĩ

Lê Văn Tâm, viết từ Nhật Bản

Họ đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết. Trong quá trình hình thành công cuộc đổi mới ấy, họ có nhiều ý kiến khác nhau và có thể nói là khác nhau rất lớn. Nhưng đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết, nên họ không cố chấp, tự đổi mới mình cho thích hợp với nhu cầu của thời cuộc. Saigo và Kido là hai trong Tam kiệt của Minh Trị Duy Tân đã có một thời bất đồng, hay hơn thế nữa. Nhưng vì một nước Nhật mới hùng mạnh, họ đã liên minh với nhau

Nhân đọc được cuốn sách ghi những lời nói của Saigo Takamori, thấy có một đoạn ngắn rất đáng tham khảo, muốn giới thiệu cùng bè bạn. Suy nghĩ miên man thì thấy cần phải ghi thêm hai tiếng nói của hai người nữa: Hồ Chí Minh và Phan Thanh Giản.

Tuyên bố năm 1979 của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Trích và lược dịch từ nguồn:
Paracels Forum – The Discussion Proceeds For Peace

imageVào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

Trí thức Việt Nam kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc

Thụy My

clip_image002  
Biểu tình ở Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông (Reuters)  

Tiếp theo bản Tuyên cáo 25/6, ngày 2/7 vừa qua, nhiều trí thức, lão thành cách mạng Việt Nam đã ký tên vào bản Kiến nghị gởi lên Bộ Ngoại giao, yêu cầu cung cấp các thông tin về quan hệ với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Kiến nghị đã được Luật sư Trần Vũ Hải chuyển đến Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua, 4/7/2011.

Bản Kiến nghị bày tỏ những lo ngại về cuộc gặp ngày 25/6 của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn với các ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Bản tin tiếng Anh sau đó của Tân Hoa Xã đề ngày 28/6 về cuộc gặp gỡ này đã nói rằng: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam…”, đồng thời nhắc đến Công hàm của ông Phạm Văn Đồng năm 1958 gởi ông Chu Ân Lai tán đồng tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc.

Cho người này gợi nhớ thương người kia

Blogger Người Buôn Gió

Lâu rồi cứ mải miết chuyện Hoàng Sa - Trường Sa, chẳng ghé được qua nhà chị Dương Hà. Hôm nay rảnh mò tới nhà chị, nghe kể chuyện anh Vũ bị giam chung với hai tên tù hình sự, tình trạng anh Vũ yếu, thể chất suy do bị  bệnh tim. Nhưng tinh thần anh mạnh mẽ, vẫn tin tưởng rằng những việc làm của mình là vì đất nước, hoàn toàn có công chứ không có tội. Trước sau những việc làm của anh sẽ được sáng tỏ rõ ràng.

Anh Vũ trong tù luôn tin như vậy, thế nhưng bên ngoài ''người lạ'' lại đi lọ mọ đi phao tin anh về những chuyện cá nhân, xử sự thế này, thế kia với người này, người nọ. Toàn chuyện không hề có thật, nhưng chán cái kiểu cần mẫn đi từng nhà để rủ rỉ như vậy đúng là làm ăn theo kiểu ''trăm bó đuốc vớ được con ếch''. Đánh đằng báo chí như Quý Thanh không ăn thua, giờ chơi trò thủ công đánh tỉa vậy. Làm ăn kiểu đó thì bảo sao Giáo sư Châu không chế là ''làm xấu hổ thể diện...'' được.

Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Nhóm PV Biển Đông

clip_image001  

Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

 

Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.

Trên thực tế khi ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa tháng 4-1956 từ quân đội Pháp, Hải quân VNCH phát hiện Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép các đảo phía đông của quần đảo này. Kể từ đó cho đến khi diễn ra trận hải chiến 1974, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam không còn bình yên truớc những diễn biến làm phức tạp tình hình từ phía Trung Quốc.

Bệnh hoài cổ và lý sự của "đường lưỡi bò"

Khắc Giang

clip_image001

 

Nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí.
(Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

 
Nói về cái lý "nhắc đến tên tôi có nghĩa là của tôi" của Trung Quốc, một bình luận của độc giả trên tờ Economist mỉa mai: "Biển Nam Trung Hoa nên nó là của Trung Hoa? Vậy là Ấn Độ Dương sẽ thuộc về Ấn Độ? Nếu đó là thật, có lẽ các quốc gia khác cũng nên nghiêm túc xem xét việc thay đổi quốc danh... Về phần Trung Quốc, có lẽ họ sẽ muốn đổi tên nước thành "Thái Bình Dương".

Từ biển Giao Chỉ tới đường lưỡi bò

Mông Cổ có chủ quyền không thể tranh cãi với các lãnh thổ từ biển Hoàng Hải ở Đông Á cho đến Châu Âu. Nơi nào đã từng in vó ngựa thảo nguyên, đã từng có tên trên bản đồ của đế chế Mông Cổ từ thế kỉ XII-XIII đều thuộc nước Mông Cổ hiện nay. Con cháu của Thành Cát Tư Hãn hoàn toàn có thể tuyên bố như vậy nếu sự ngộ nhận về Biển Đông của Trung Quốc dựa trên "lịch sử" là đúng.

Biển Đông, được Trung Quốc gọi là Nam Hải, không thực sự xuất hiện nhiều trong cả đời sống văn hóa và chính trị của nước này trong một thời gian dài. Dễ thấy trong cả văn học và lịch sử Trung Hoa, chúng ta chỉ thường hay bắt gặp cái tên Đông Hải, vùng biển phía đông của Trung Hoa lục địa, hơn là vùng biển phía nam vốn được coi là "hoang sơ "này.

Biển Đông và nguyên tắc 4T

TS Giáp Văn Dương

clip_image001

 

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là một công cuộc gian khó, lâu dài và phức tạp

 
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là một công cuộc gian khó, lâu dài và phức tạp. Tình huống nào cũng có thể xảy ra, nên sẵn sàng chuẩn bị để đối phó với những tình huống xấu là việc làm cần thiết. Vì thế, sau khi đã xác định công thức 4K: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì làm định hướng cho tâm trí thì cần những nguyên tắc chỉ đạo thích hợp làm phương châm hành động trong suốt tiến trình này.

Quan sát diễn biến trên Biển Đông trong suốt chiều dài tranh chấp mấy chục năm qua, đồng thời tổng kết những bài học lịch sử trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước cho cả hai trường hợp thành công và thất bại thì thấy, nguyên tắc chỉ đạo này có thể được khái quát thành công thức: Thực tiễn - Thực dụng - Thực thi - Thực lực - gọi tắt là nguyên tắc 4T.

Thực tiễn

Biển Đông: Cách tiếp cận của các bên

Dương Bạch Đằng

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông bao gồm một số các tranh chấp khác nhau. Tranh chấp Hoàng Sa là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc (bài này tạm xử lý Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc - Đài Loan như một bên dưới tên “Trung Quốc”). Tranh chấp bãi cạn Scarborough là giữa Trung Quốc và Phillipines. Còn tranh chấp toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa là giữa Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Ngoài ra còn có các tranh chấp về vùng nước, ví dụ như vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa mở rộng.

Tranh chấp Biển Đông lại còn phức tạp hơn vì thêm vào đó còn có đường chữ U bí ẩn của Trung Quốc. Đường này khoanh phần lớn Biển Đông một cách tuỳ tiện, tạo ra tranh chấp về các vùng biển, quyền lợi và quyền tài phán giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia, và tất cả các nước khác trên thế giới, vốn có những quyền nhất định trong Biển Đông theo Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).

Trung Quốc tại Biển Đông: Từ "quyết đoán" đến "hiếu chiến"

Trọng Nghĩa

clip_image001  
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 3/7/2011. REUTERS/Kham  

Biển Đông đột nhiên dậy sóng trở lại trong năm 2011 với một loạt hành động thô bạo của Trung Quốc nhắm vào Philippines và Việt Nam. Theo giới chuyên gia, để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền “phi lý” của mình, Bắc Kinh đang leo thang, chuyển dịch từ một thái độ “quyết đoán” đơn thuần qua “quyết đoán hiếu chiến”, đặt ra nhiều thách thức cho Manila và Hà Nội.

Tình hình Biển Đông tưởng chừng đã lắng dịu vào cuối năm ngoái 2010, đã đột nhiên dậy sóng trở lại trong năm nay. Trung Quốc đã có một loạt hành động thô bạo nhắm vào hai nước Philippines và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh. Theo thẩm định của hầu hết các chuyên gia, để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền “vô lý” của mình, Bắc Kinh đang leo thang, chuyển dịch từ một thái độ “quyết đoán” đơn thuần qua “quyết đoán hiếu chiến”.

Các động thái mới của Trung Quốc lẽ dĩ nhiên đã đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng cho Việt Nam và Philipines, hai đối tượng bị Bắc Kinh trực tiếp thúc ép tại vùng Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc không hề che giấu ý định dùng sức mạnh để thâu tóm các vùng mà họ đơn phương tuyên bố quyền sở hữu.

Philippines 'cấm cửa' quan chức Trung Quốc

clip_image002

Philippines cấm một Bí thư Đại sứ quán Trung Quốc tham gia các cuộc họp vì thái độ hung hăng của ông này trong thảo luận về Biển Đông với quan chức nước chủ nhà.

Bộ Ngoại giao Philippines nói Bí thư thứ nhất Lý Vĩnh Thịnh, người phụ trách bộ phận chính trị của Đại sứ quán Trung Quốc, đã cao giọng với một nhân viên ngoại giao Philippines trong một cuộc họp thảo luận việc mà Manila cáo buộc là tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Philippines xung quanh quần đảo Trường Sa.

Một biên bản của Vụ châu Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines cho hay ông Lý đã thể hiện "hành vi không phù hợp với một nhà ngoại giao" và do vậy, ông không thể được phép tham gia các cuộc họp trong tương lai giữa hai bên.

Tại sao Trung Quốc phải xuống nước về vấn đề quần đảo Trường Sa

Walden Bello

Bản gốc: Why China has to Climb Down on the Spratlys Issue, Philippines Inquirer, July 3, 2011, opinion.inquirer.net.

(Bài dịch giữ nguyên cách gọi Biển Đông của người hỏi và người trả lời )

Lời tác giả: Thời báo Hoàn cầu của Chính phủ Trung Quốc gần đây đã liên lạc với tôi [để] thực hiện một cuộc phỏng vấn bằng thư điện tử về vụ tranh cãi dai dẳng Trường Sa - Biển Tây Philippines. Sau khi tôi gửi bài trả lời, tôi không nhận được hồi báo hay thông tin liên lạc thêm nữa từ tờo. Có thể vì các câu trả lời tôi đã không theo đúng ý thích của tờ báo. Theo nguyên tắc không bao giờ để cho một bài phỏng vấn tốt bị bỏ phí. Tôi in lại nó như là một bài viết của tôi ở đây.

Giải mã phép tính “than ngoại rẻ hơn than nội”

Theo Phạm Huyền, VEF

clip_image001  
Chi phí vận chuyển than từ Bắc vào Nam sẽ đắt hơn cả đi nhập than?  

TKV cho hay, các nhà máy điện miền Nam dùng than nội chuyển từ Bắc vào sẽ phải chịu giá đắt hơn gần 22 USD so với than nhập từ Indonesia. Cũng loại than đó, xuất khẩu sẽ được giá hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng so sánh này chưa chuẩn xác.

Phép so sánh của TKV

Nghịch lý xuất - nhập khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vẫn chưa thể khép lại.

Hôm 4/7, tại hội nghị sơ kết tình hình 6 tháng đầu năm của Bộ Công Thương, ông Lê Minh Chuẩn, Phó Tổng giám đốc TKV cho hay, sẽ không chỉ có 1 chuyến tàu hơn 9.500 tấn than ngoại vừa qua, mà từ nay tới cuối năm, TKV sẽ tiếp tục nhập thêm một vài chuyến tàu than nữa để thí điểm, làm quen với việc phải nhập nhiều về sau.

Im lặng là gì?

Phạm Toàn

imageĐài BBC chạy tít: “Im tiếng về cáo buộc với ông Lê Đức Thúy”. Đó là cốt để đưa tin “ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1999-2007…” (và) … Hơn một ngày sau khi báo chí Úc tái khẳng định nêu tên cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Lê Đức Thúy trong vụ tai tiếng hối lộ của công ty Securency về in tiền Polymer, các cơ quan công quyền Việt Nam vẫn chưa có phản ứng gì”.

Trong ngôn ngữ, ta từng nghe, “lời nói là bạc, im lặng là vàng”. Ta cũng nghe “Đối với đàn bà, im lặng là thứ quần áo tốt nhất hạng” Rồi còn có lúc ta nghe “Im lặng là bạo lực”. Nhưng quanh đi quẩn lại, “Im lặng là vàng” vẫn là thứ của báu nhất hạng cho tất cả các hạng người.

Nguồn gốc của tục ngữ “lời nói là bạc, im lặng là vàng” nghe đồn là có từ thời cổ Hy Lạp. Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ đều khẳng định “đúng là câu đó xuất phát từ cổ Hy Lạp… nhưng tìm ra cho đúng nguồn gốc thì thật là mù mờ.

Ở Sài Gòn nhớ Hà Nội

Nguyễn Thị Từ Huy

Nhìn những hình ảnh của Hà Nội trong 5 ngày Chủ nhật liên tiếp gần đây, nhớ Hà Nội cồn cào.

Những gương mặt của chú Huệ Chi, của các anh Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Diện… thấy mọi người ở rất gần, tưởng như nghe thấy hơi thở của mọi người phả ra từ màn hình máy tính.

Tôi đang ở Sài Gòn, cũng những sáng Chủ nhật từ gần một tháng nay, tôi đi qua đường Lê Duẩn, qua trước Nhà thờ Đức Bà, qua vườn hoa 30 tháng Tư… nhìn những người công an Sài Gòn mẫn cán thực hiện công việc với một hiệu quả tuyệt đối, lòng tôi chia làm hai mảnh. Một nửa trái tim đau đớn cho Sài Gòn, một nửa trái tim đập rộn ràng hướng về Hà Nội.

Cái gì quý hơn?

Mai Tiến Nghị (Blogger Cua Rận)

imageSáng. Còn đang mơ màng đã thấy đập cửa ầm ầm. Chết rồi! Chắc là có chuyện.

Vội vàng mắt nhắm mắt mở chạy ra. Giời ạ. Lại ông bạn khùng “đếch nói nữa… không lại bảo là phản động”. Hắn hỏi luôn:

-Này nghe tin gì chưa?

Mình hốt hoảng. Chắc là có đám tự tử hay lại chuyện đâm xe có người bị thương cấp cứu. Vội hỏi: Chuyện gì?

Hắn bảo cứ mở cửa cho tao vào nhà đã, chuyện dài lắm. Mình đành mở cửa mời hắn vào, nhưng trong bụng vẫn phấp phỏng. Hắn thong thả:

Đọc lại Hịch tướng sĩ

Nguyễn Thông

Trưa nay 3.7, soạn lại đống sách cũ tình cờ gặp cuốn cổ văn. Mình cẩn trọng thổi sạch bụi, nắn nót trên tay, lẩm bẩm theo kiểu bói Kiều, đại loại lạy thần thánh tổ tông, các vị anh hùng dân tộc… cho con một quẻ về vận dân vận nước. Giở trúng ngay trang có bài Hịch tướng sĩ. Ôi Đức thánh Trần, ngài quả là thiêng!

Hơn 700 năm trôi qua, lời của Đức ngài như còn văng vẳng. Nghe rằng Đại vương kỳ khu soạn xong Binh thư yếu lược rồi, nhưng có lẽ cảm thấy chả yên tâm mấy về đám bầy tôi, những kẻ sẽ sử dụng, tiếp thu “binh pháp các nhà” nên ngài dồn hết mọi lời gan ruột vào áng văn hịch mà đâu nghĩ về sau này nó còn nổi tiếng hơn cả cuốn binh thư. Với cương vị Quốc công Tiết chế, Hưng Đạo Đại vương, vị Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh Trần Quốc Tuấn đã gửi tới toàn thể cán bộ tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, công an, an ninh, dân quân tự vệ, dân phòng, cảnh sát biển, thanh niên xung phong… nhà Trần tâm sự đau đớn nhưng đầy quyết tâm của ngài. Kẻ hậu sinh như mình dù chỉ là loại dân thường (không thuộc đối tượng “các ngươi” mà Đức ngài kêu gọi) đọc xong, thấy run người, toát cả mồ hôi, quả quyết rằng Đại vương Bộ trưởng đang tỏ tường cả mọi chuyện hôm nay. Xin mạo muội trích ra vài chỉ dạy của người xưa để tự răn mình:

'Lãnh đạo Trung Quốc hành xử tiểu nhân với VN'

clip_image001  

Đại biểu Quốc hội [Dương] Trung Quốc cho rằng Quốc hội nên thông qua luật biểu tình của người dân

 

Một Đại biểu Quốc hội của Việt Nam tỏ ra ngạc nhiên và băn khoăn về việc lãnh đạo Trung Hoa có những hành xử thiếu quân tử, mà ông gọi là 'tiểu nhân' với Việt Nam.

Trao đổi với Quốc Phương của BBC Việt ngữ hôm 3/7/2011, nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (VN) đánh giá Trung Quốc chưa thể hiện được đúng mức vị thế của một nước lớn.

Ông cũng đưa ra lời khuyên cho Chính phủ VN cần đối phó ra sao đối với Trung Quốc (TQ) trước những căng thẳng biển, đảo hiện nay, cũng như trước tham vọng lâu dài của nước láng giềng phương Bắc.

Ông Quốc cũng đề cập tới kinh nghiệm phân định lãnh thổ với TQ có liên quan tới Thác Bản Giốc cũng như đề xuất việc Quốc hội và Nhà nước VN nên mau chóng thông qua một đạo luật về biểu tình của người dân.

'Đã đến lúc nói thẳng với Trung Quốc'

Tiến sĩ Vũ Duy Phú - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu các Vấn đề Phát triển (VIDS/Vusta). Tác giả từng tu nghiệp tại Trung Quốc và hiện phụ trách Diễn đàn Dư luận Phát triển thuộc Viện VIDS

Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

clip_image001  

Tác giả cho rằng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử phong kiến Trung Hoa

 

Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi tham lam bành trướng bá quyền Trung Quốc hiện nay là hiện thân của phong kiến Trung hoa từ ngàn xưa.

Trung Quốc, sau khi làm cách mạng dân tộc dân chủ tư sản thắng lợi 1949, đã định hướng (lý thuyết) tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa đích thực nhưng theo quy luật tự nhiên, không thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như đang diễn ra.

Sự trớ trêu là ở chỗ, các nước tư bản chính hiệu đã trải qua hết những giai đoạn phát triển sơ khai, tích lũy tư bản ban đầu từ thực dân cũ, thực dân mới, đến đế quốc, rồi chiến tranh dành giật thị trường, chia lại thuộc địa...

Họ cũng đã trải qua hết vinh, nhục, thắng, bại, phục hưng, suy thoái nhiều lần và nhiều dạng thức khác nhau, qua hai, ba thế kỷ, nay đã chuyển sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa chín muồi, liên kết hội nhập toàn cầu trên nền tảng văn minh tư sản, dân chủ nhân quyền, kinh tế tri thức và xã hội hóa dần dần doanh nghiệp và lao động, hướng tới những nhiệm vụ cấp bách toàn nhân loại đang đòi hỏi giải quyết gấp rút và thiết thực hơn...

Vai trò của trí thức trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

clip_image001  

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Ngô Đức Thọ tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011. RFA file

 

Liên tiếp trong năm tuần lễ vừa qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày càng trở nên quen thuộc hơn đối với Việt Nam, nơi mà bất cứ cuộc biểu tình nào cũng không được xuất hiện, kể cả với lý do chống Trung Quốc xâm lược.

Giới trí thức đã có mặt trong các đoàn biểu tình như một nhắc nhở cho thanh niên biết rằng kẻ sĩ nước nhà không bao giờ thiếu trong lúc khó khăn nhất của dân tộc. Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua các nhận xét của những trí thức có mặt và theo gót nhiều đoàn  biểu tình qua bài viết sau.

Trước mỗi sáng Chúa nhật, hầu như lúc nào an ninh cũng bao vây tất cả những hộ khẩu có thành tích biểu tình chống Trung Quốc, những thành viên trong các tổ chức tranh đấu cho dân chủ cũng như những người từng bị bắt trước đây với các tội danh chống phá nhà nước sẽ không có cơ hội bước ra khỏi nhà để tham gia xuống đường. Phương pháp bao vây cô lập này tỏ ra hiệu quả vì chính những người từng kinh nghiệm chống lại nhà nước sẽ làm cho đoàn biểu tình khí thế hơn.

Vụ tiền polymer liên quan tình báo Việt Nam?

clip_image001  

Báo Úc tiếp tục đưa tin về vụ in tiền polymer của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với chi tiết mới nói người môi giới Lương Ngọc Anh là Đại tá ngành an ninh.

 

Tờ The Age tiếp tục loạt bài về cáo buộc tham nhũng liên quan các quan chức cao cấp ngành ngân hàng, trong đó có cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, với bài mới ra hôm thứ Hai 4/7/2011 dưới tựa đề 'Bê bối hối lộ vươn ra tới một Đại tá tình báo'.

Trong bài báo, hai phóng viên Nick McKenzie và Richard Baker nói ông Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD vốn đóng vai trò trung gian trong việc công ty Securency in tiền polymer cho Việt Nam, là nhân viên tình báo, cấp bậc đại tá.

Trước đó, The Age đã cáo giác ông Lương Ngọc Anh là người của cơ quan an ninh Việt Nam, nhưng chưa rõ cấp bậc.

Nay các phóng viên cho hay quan chức thương mại Australia đã tiếp xúc với ông tổng cộng 18 lần trước khi giới thiệu ông cho công ty Securency, chuyên cung cấp giấy và dịch vụ in tiền polymer.

Uẩn khúc vụ bắt ban giám đốc Jetstar Pacific

clip_image001

Điện mật ngoại giao cho thấy phần nào về những uẩn khúc trong vụ chính quyền Việt Nam giữ thẩm vấn và rồi thả hai chuyên viên của Hãng hàng không Qantas của Úc.

Trong bài đăng trên báo The Sydney Morning Herald của Úc ngày 4/7, tác giả Matt O'sullivan viết các bức điện mật cũng cho thấy mức độ nhạy cảm của vụ việc lan tỏa tới tầng cao nhất trong bộ máy chính phủ.

Daniela Marsilli và Tristan Freeman, hai chuyên viên cao cấp của Qantas, bị giữ lại sân bay Tân Sơn Nhất khi họ chuẩn bị rời Việt Nam về nước nghỉ lễ Giáng sinh năm 2009.

Nhà báo quốc tế định hướng cảm nhận về Trung Quốc

Denise Richards

Nguồn Foreign news outlets shaping perceptions of China

Trong quá khứ, tin tức của các hãng tin nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thế giới nhìn nhận về Trung Quốc, cho dù có giai đoạn các phóng viên không được phép làm việc trực tiếp ở đại lục này.

clip_image001

Một thanh niên vô danh đứng chặn đoàn xe tăng tại Bắc Kinh thời điểm xảy ra sự kiện Thiên An Môn năm 1989 - một trong những sự kiện lịch sử quan trọng trong quá khứ tại Trung Quốc được giới truyền thông quốc tế đưa tin. Reuters: Arthur Tsang

Trung Quốc: Ngoại giao lòng dân đổ vỡ phá hỏng giấc mơ thành rồng thế giới

Nhà văn Văn Cầm Hải

clip_image002

Văn Cầm Hải (giữa) ở Tây Tạng

Trung Quốc là một nước lớn về mặt dân số và cương vực lãnh thổ, nhưng tại sao, dù ngày càng giàu mạnh về kinh tế và quân sự, Trung Quốc vẫn không trở thành một con rồng tung hoành dọc ngang trong sự ngưỡng vọng của nhân loại như nước Mỹ hay Nga? Câu trả lời nằm ở một điểm yếu chí mạng: Trong khi các cường quốc đã yên dân để mở mang đất nước theo chiều sâu và chiều thẳng đứng của khoa học và trí tuệ, Trung Quốc vẫn còn phải bận tâm với việc mở mang đất nước theo chiều ngang, vật lộn với công cuộc mở đất, đồng hóa dân chúng ở các vùng “phên dậu” bất thành!

Những ai từng đến thăm Lhasa - thủ phủ Tây Tạng đều có tâm nguyện lễ Phật ở cung điện Potala. Đối mặt với thánh địa huyền bí với hơn 1000 bảo tháp chứa đựng thánh tích lama này là một công trình kiến trúc hiện đại phản ánh mối quan hệ đặc trưng đầy máu và nước mắt giữa chính quyền Trung Quốc và Tây Tạng: tượng đài hòa bình, nhưng dưới chân nó lại lấp loáng những chiếc lưỡi lê tuốt trần đầy khí sắc đe dọa từ các tay súng người Hán.

Những bài học cần nhớ trong lịch sử chống ngoại xâm

Trần Minh Thảo

imageLịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam đã để lại cho hậu thế hai bài học chiến thắng và cũng chừng đó bài học thất bại. Muốn thắng giặc bành trướng phương Bắc hiện đại thì không thể không xem xét những bài học đó.

Bài học chiến thắng thứ nhất là cách chuẩn bị kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, bài học chiến thắng thứ hai là cách tập hợp lực lượng trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh.

Bài học thất bại thứ nhất là bài học nhà Hồ thua giặc Minh và bài học thất bại thứ hai là bài học nhà Nguyễn thua người Pháp.

Trong kế sách kháng chiến chống xâm lược phương Bắc, theo tôi, việc giải phóng nông nô, cấp ruộng đất cho người nông dân vừa có tự do là kế sách thần diệu (kế rễ sâu gốc bền, lấy dân làm gốc - chính sách hạn nô hạn điền). Do chính sách hạn nô hạn điền của nhà Trần mà ta thấy được trong đội ngũ những chiến binh ‘Sát Thát’ có những nông nô vừa được giải phóng cầm vũ khí ra trận, hy sinh xương máu bảo vệ tự do, ruộng đất vừa có được cho mình và cho con cháu đời sau một cách hăng hái, không đắn đo, dẫu biết rằng nếu bị giặc Nguyên bắt được thì sẽ bị chém đầu tức thì. Do đó mà tổ quốc Đại Việt trường tồn. Chính sách ‘giải phóng nông dân’ của thời Trần có tính nhân văn, vượt xa thời đại đến mấy trăm năm, tiến bộ hơn một số quốc gia văn minh cùng thời.

3-7-2011: Xác quyết lòng yêu nước lần thứ 5, tuần hành tại Hà Nội

Blogger Người Buôn Gió

clip_image001

Sáng dậy mang hết đồ nghề đi gửi. Nhét trong túi mấy viên thuốc đau dạ dày, chuẩn bị tinh thần cho một ngày có thể xấu nhất trong mọi ngày Chủ nhật gần đây. Mình chọn áo phông đỏ, giày thể thao, mũ lưỡi trai , xác định lần này đi tuần hành chứ không đóng vai chụp ảnh như mọi khi.

Trời không mưa, trong veo, nắng đẹp. Mới tối qua còn mưa, trời thương dân Việt khổ đau có khác. Mưa suốt nhưng đến sáng Chủ nhật là lại quang đãng.

clip_image002

Đến trước quán cà phê chân Cột Cờ Hà Nội, công an, cảnh sát, an ninh giăng đầy. Nhưng đã có khoảng gần 20 người giăng cờ và biểu ngữ, không cần tìm chỗ gửi xe nữa, phi luôn vào hàng sửa xe máy nói câu “thay dầu”, rồi lao về đám người. Gần đến nơi cảnh sát giăng dây không cho vào. Nhóm người ở phía trong vòng dây lác đác có nhúm, nhưng tinh thần thì rất vững vàng, mạnh mẽ, lát sau họ đi ra. Nhìn thấy Lê Dũng cầm cờ nhảy vội vào giăng cùng. Nguyễn Xuân Diện đứng chụp ảnh, nhưng nhanh chóng biến mất, chắc quay lại cà phê Cột Cờ để đưa tin nóng hổi.
Đi sang đường thì đoàn dừng lại, lúc này có thêm chừng hai chục người tiếp sức. Đoàn người đứng lại giăng cờ, biểu ngữ và hô vang:

- Đả đảo quân Trung Quốc xâm lược.

- Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

- Bảo vệ ngư dân Việt Nam...

Rồi hát bài Lên đàng, Dậy mà đi.

Vì vẫn còn ít người, vả lại muốn nán lại khu vực chỗ đại sứ quán Trung Quốc, nên đoàn chúng ta dừng lại rất lâu ở phía đường bên này vườn hoa. Sau đó dưới áp lực của cảnh sát và cũng một phần đứng lâu rồi, đoàn ta đi theo lộ trình cũ qua Cửa Nam rồi rẽ Hai Bà Trưng đi.

clip_image003

Xe cảnh sát luôn loa rằng phải đi lên vỉa hè, đoàn cãi rằng làm gì có vỉa hè nữa đâu, người ta bán hàng chiếm hết hè rồi. Đến đoạn gần cuối phố thì nhiều cửa hàng bán hàng ăn lấn chiếm vỉa hè bị dẹp. Khối người tay vẫn cầm bát phở (chỗ hàng phở Tư Lùn thì phải, phở đấy hơi đắt, mùi phở làm mình nhớ ra sáng chưa ăn gì). Đến đây thì có mấy người dân đứng vỗ tay cùng đoàn. Lúc này nhìn lại thì quân số trong đoàn đã gần 200, nhiều người cũ đã có mặt góp sức với đoàn, trong đó có gã đầu bạc Phạm Xuân Nguyên.

clip_image004

Đi  trên con phố  tên của 2 người phụ nữ Việt Nam vĩ đại đã đứng lên đánh quân xâm lược phương Bắc, các chị trong đoàn hô vang:

- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

Mọi người đồng thanh hô đáp trả đanh thép, dõng dạc:

- Đánh.

Cứ như thế đi hết phố thì rẽ sang Nhà hát lớn, lúc này không khí có vẻ căng thẳng vì nhiều xe công an đậu trước Nhà hát lớn. Thì ra suốt quãng đường Hai Bà Trưng thấy họ ít người, hóa ra công an dồn về đầu này đứng đợi cả. Tuy công an kiên quyết không cho mọi người leo lên bậc thềm hiên Nhà hát lớn, nhưng đoàn người len lỏi nhiều phía rồi nhanh chóng tụ được ở thềm. Vui sướng vì vượt qua hàng rào ngăn cản của công an, khi gặp nhau trên thềm Nhà hát lớn, đoàn người ùa lên, hò reo những tiếng mừng rỡ.

Đến đây thì cậu Phương, chàng trai áo đỏ nhiệt tình luôn đi đầu trong nhiều cuộc tuần hành trước, đọc một bài diễn văn ngắn gọn lên án sự xâm lược của quân Trung Quốc. Tiếng vỗ tay hưởng ứng rào rào, rồi đoàn tiếp tục băng đường đi sang phố Tràng Tiền để ra Hồ Hoàn Kiếm.

clip_image005

Quần bò, áo đỏ, mũ đen là Lái Gió đang cản hai anh kia lôi cậu thanh niên đi, các bác chú thích ảnh để ý không cứ bảo chung chung là công an bắt người, oan Lái Gió nhé. Nhìn đằng sau thấy mình cũng to con phết hee hee

Bỗng xảy ra một việc y hệt trong phim Thế giới động vật. Chúng ta hay thấy trong loại phim này, đàn hươu hay bò di chuyển, khi băng qua những con sông, bọn cá sấu thường nằm đợi và thường những con yếu ớt đi cuối cùng hay bị làm mồi. Một cậu trai trẻ đang đi gần cuối đoàn bỗng bị các công an mặc thường phục xông vào chộp lấy lôi đi. Cậu này đi cạnh mình. Cậu ấy hô “Anh ơi cứu em”, mình lao vào cản nhưng bị đẩy bật ra vì có đến 8 người thanh niên "lạ''  tóm mình lôi lại. Mình giằng tay nói:

- Nó có làm gì mà bắt nó, nó đi yên lành cơ mà.

Những người kia người giữ, người lôi mình lại, người che chắn mặt mình, người nói là cậu đó đánh nhau.

Mình quát vô lý, cậu ý không đánh nhau với ai, rõ ràng tôi không thấy chuyện đó.

Mà mình đi cuối cùng lúc đó, vì lúc đoàn đi mình mệt quá, định không đi nữa ngồi hút thuốc chơ vơ ở thềm Nhà hát lớn. Bị anh Trung tá công an ngồi trong xe loa oang oang rằng:

- Đề nghị cái anh thanh niên áo đỏ hút thuốc trên kia đi chỗ khác, trông mất mỹ quan quá.

Mình lóc cóc dậy đi theo đoàn, vô tình lại chứng kiến được hết.

Nhưng đám người kia vẫn lôi cậu thanh niên đeo ba lô vào đồn gần đó, chỗ vườn hoa Viện Bảo tàng Lịch sử, cái đồn công an Lý Thái Tổ hay gì đó mình không nhớ. Dù hồi xưa học cấp 3 trường Trần Phú mình bị tóm vào đó vì tội đánh nhau đến 2 lần. Nghĩ buồn cười, đáng ra tóm mình bảo tội đánh nhau nghe còn có lý hơn cậu đó. Nhưng việc bắt giữ này khiến nhiều người trong đoàn trông thấy, cả đoàn người quay đầu ngược lại chạy hừng hực về phía đồn. Công an bất ngờ không biết làm gì, chỉ kịp chặn trước cổng trụ sở công an. Đoàn người phẫn nộ hét vang:

- Thả người yêu nước.

- Thả người, thả người, thả người, thả người.

- Đoàn kết, đoàn kết, đoàn kết.

clip_image006

Tiếng hô liên miên, gay gắt, ráo riết, nhất là tiếng “đoàn kết”, “đoàn kết”. Cả khối người gắn chặt vào nhau bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng chấp nhận cho công an bắt tất cũng được. Những tiếng hô vang dội không dứt. Tưởng như sắp có chuyện cực kỳ biến động đến nơi. May sao công an quyết định thả luôn cậu thanh niên ra khỏi đồn. Cánh cửa đồn bật mở, cậu thanh niên đi ra ùa vào lòng đám đông. Tiếng hân hoan, mừng rỡ reo ầm. Có người hô:

- Hoan hô đồng chí công an, cám ơn đồng chí công an sáng suốt.

clip_image007

Đoàn người lại tiếp tục đi sau vụ thả người, đi đến Hồ Gươm phía đường kem Bốn Mùa thì một toán đông cảnh sát cơ động cầm dùi cui, lá chắn dàn đội hình tác chiến tiến tới đoàn người. Cảnh sát cơ động tiến thẳng vào đoàn, chia cắt đoàn.

clip_image008

Đôi co, phân trần, giải thích. Cảnh sát cơ động khí thế vậy, chứ họ áp sát vào đoàn rồi thì thái độ cũng bình thường. Lát sau họ cho đoàn đi tiếp ra Thủy Tạ, vòng đến tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, đoàn đứng lại thể hiện tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì chủ quyền đất nước.

clip_image009

Có các nhạc công chơi kèn và viôlông góp sức phụ họa. Xong tự động giải tán khi trời đã trên đỉnh đầu.

clip_image010

Cuộc tuần hành lần thứ năm này có rất nhiều chuyện, nhưng khí thế và tinh thần của đoàn ta rất mạnh mẽ và gắn bó. Đã có lúc tưởng tình huống xấu sẽ đến, nhưng trước sự đoàn kết, trụ lại, sẵn sàng chấp nhận của mọi người trong đoàn, khiến cho những cơn dông bão định hình thành phải nhanh chóng tan biến bởi sự trong sáng của từ tấm lòng yêu nước.

Có nhiều chi tiết lẻ rất lý thú trong ngày hôm nay. Nhưng để đấy viết dần sau. Giờ ngủ cái đã. 

Hôm nay không có mang máy ảnh, thế nhưng có hề chi, mình gặp Mai Thanh Hải và Khâm Roi Tơ, bảo hai anh cho em xin ảnh. Hôm nay em không mang máy vì xác định đi cùng đoàn. Hai chiến sĩ không phân bua nửa lời, đưa ảnh hết cho mình. Một nghĩa cử rất đáng trân trọng. Chân thành cám ơn các đồng đội.

N.B.G.

Nguồn: nguoibuongio1972.multiply.com

Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 5

Gia Minh, Biên tập viên RFA

Sáng hôm nay ngày 3 tháng 7, một số người tại Hà Nội tiếp tục tập trung biểu tình lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hoạt động gây hấn của hải quân nước này tại Biển Đông. Gia Minh theo dõi và tường trình.

clip_image001

Đoàn người biểu tình tập trung trước Nhà hát lớn Hà Nội. NguyenXuanDien's blog

Lại có biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội

Tin cho hay trong tuần thứ 5 liên tiếp đã diễn ra tuần hành chống Trung Quốc tại Hà Nội vào sáng Chủ nhật 3/7, tuy với quy mô nhỏ hơn.

Trước đó, hôm thứ Bảy, thanh niên sinh viên Việt Nam tại Hà Lan và Bỉ cũng đã tổ chức biểu tình phản đối chính sách "xâm lược" của Trung Quốc.

Một cuộc biểu tình manh nha ở TP Hồ Chí Minh sáng Chủ nhật đã không thực hiện được vì bị điều mà một số nhân chứng nói là "bị an ninh ngăn cản".

Việt Nam: Người dân tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc

Thụy My - RFI

clip_image001  

Những người biểu tình đối mặt với cảnh sát gần đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 03/07/2011. REUTERS

 

Theo AFP, hôm nay Chủ nhật 3/7/2011, hàng trăm người lại biểu tình tại Hà Nội để tố cáo chính sách gây hấn của Bắc Kinh tại Biển Đông. Như vậy là đã năm Chủ nhật liên tiếp, người Việt Nam tiếp tục xuống đường chống lại các hành vi ngang ngược của Bắc Kinh tại vùng biển mà cả Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác đang có tranh chấp về chủ quyền.

Hãng tin Pháp ghi nhận, lực lượng an ninh rất đông đảo, đã cấm vào khu vực xung quanh Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng khoảng bốn chục người biểu tình cũng đã vượt qua được. Đoàn biểu tình đã tuần hành một cách ôn hòa về phía trung tâm thành phố, thu hút được một số người nhập vào đoàn.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người tham gia cuộc biểu tình ngày hôm nay, cho biết:

Philippines đối phó với Trung Quốc

Philippin tỏ ra thân thiện nhưng kiên quyết trong vụ giằng co với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ

clip_image001  

Tại một cuộc họp báo với giới truyền thông nước ngoài ở Manila, Ngoại trưởng Philippines nhắc lại lập trường của Philippines “những gì của chúng ta là của chúng ta”. Hình: VOA - S. Orendain

 

VOA - Các giới chức Philippines cho biết họ dự trù mở các cuộc đàm phán cấp cao với Trung Quốc trong những tháng sắp tới để duy trì quan hệ tốt đẹp, bất kể cuộc tranh luận sôi nổi trong mấy tuần qua về lãnh hải có tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Quốc [Biển Đông].

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết văn phòng của ông dự định nhận lời mời đi thăm Bắc Kinh vào những tháng sắp tới như một cơ hội để tái khẳng định quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Ông nói cho đến nay nước ông đã ký 100 hiệp định với Trung Quốc có liên quan đến thương mại và đầu tư, quốc phòng, an ninh và giáo dục.

Ông nói: “Tôi tin rằng mối bang giao là lành mạnh và nếu có những khó khăn ở Trường Sa hay vùng biển Nam Trung Quốc [Biển Đông] hoặc Biển Tây Philippines, thì chúng ta phải loại trừ thách thức đó vào lúc này và giải quyết một cách riêng rẽ đừng để tác động có hại đến bang giao của chúng ta”.

Nhưng tại một cuộc họp báo với giới truyền thông nước ngoài ở Manila hôm nay, Ngoại trưởng Philippines nhắc lại lập trường của Philippines “những gì của chúng ta là của chúng ta”, và nói rằng công cuộc hợp tác và thăm dò chung phải thắng thế trong những khu vực có tranh chấp ở Biển Nam Trung Quốc [Biển Đông].

'Im tiếng về cáo buộc với ông Lê Đức Thúy'

clip_image001  
Ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm từ năm 1999-2007  

Hơn một ngày sau khi báo chí Úc tái khẳng định nêu tên cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Lê Đức Thúy trong vụ tai tiếng hối lộ của công ty Securency về in tiền polymer, các cơ quan công quyền và báo chí Việt Nam chưa có phản ứng gì (*).

Hôm 2 tháng Bảy, tờ báo Úc The Age vốn đi đầu phát giác tham nhũng ở vụ Securency hối lộ quan chức của một số nước, trong đó có Việt Nam, để thắng thầu in tiền, đã nêu đích danh tên của ông Lê Đức Thúy, trên một danh sách ba quan chức nước ngoài mà hãng này được cho là đã 'mua chuộc' được bằng 'tiền hoa hồng'.

Tờ báo có trụ sở tại Melbourne đưa ra chi tiết về vị quan chức Việt Nam: "Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà Securency bị cáo buộc đã hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh".

Đức rút khỏi điện hạt nhân: Suy nghĩ về trường hợp Việt Nam

Đức Tâm

clip_image001

REUTERS/Benoit Tessier

Sau thảm họa Fukushima Nhật Bản, cuối tháng Năm 2011, Thủ tướng Angela Merkel đưa ra kế hoạch nước Đức rút khỏi điện hạt nhân kể từ năm 2022. Quyết định này gây chấn động và làm nảy sinh nhiều cuộc tranh luận tại nhiều nước châu Âu. FRI xin giới thiệu ý kiến của chuyên gia Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn Nha Kinh tế, Dự báo, Chiến lược EDF Paris, nguyên Giáo sư Viện Kinh tế, Chính sách năng lượng Grenoble và Trường Đại học Bách khoa Grenoble. Là người rất quan tâm đến sự phát triển của đất nước, từ nhiều năm qua, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn đã viết nhiều bài về vấn đề năng lượng của Việt Nam.

Một quyết định sáng suốt và dũng cảm của thủ tướng Đức Angela Merkel

FRI: Kính chào Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, vừa qua, chính phủ Đức của Thủ tướng Angela Merkel đã tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ các cơ sở điện hạt nhân tại nước này vào năm 2022. Một số nước phương Tây coi đây là quyết định mang màu sắc chính trị, phục vụ ý đồ tranh cử. Với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, Giáo sư bình luận gì về quyết định của Đức?

Chiến thuật định hướng công luận của giới lãnh đạo Trung Quốc

Tú Anh

Vừa qua, Ban Tuyên huấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho lưu hành một tài liệu mật, chỉ đạo tiêu trừ mọi tiếng nói phản biện, thông tin đa chiều, ở trong cũng như ngoài nước.

clip_image001  

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. REUTERS

 

Trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc luôn khẳng định là một quốc gia đang phát triển với chủ trương yêu chuộng hòa bình, quan hệ tốt với láng giềng và tôn trọng tự do. Trên thực tế, Ban Tuyên huấn của Đảng Cộng sản, trong một tài liệu mật, đã chỉ đạo tiêu trừ mọi tiếng nói phản biện và thông tin đa chiều, ở trong cũng như ở ngoài nước, gây bối rối cho chính phủ.

Tháng 3/2011 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đưa ra một lời tuyên bố mang tính cảnh báo tại Quốc hội: Nhân dân đang căm phẫn chế độ.

Có lẽ, để đối phó với mối đe dọa này, giới lãnh đạo Trung Quốc đề ra một loạt biện pháp trấn áp, không từ một hình thức nào và không sót một đối tượng nào trong xã hội.

Các biện pháp này gồm: tăng cường kiểm duyệt thông tin, bắt giam tức khắc mọi cá nhân loan tải thông tin bất lợi cho chính phủ, gia tăng theo dõi mọi thành phần dân chúng ngay từ tuổi còn thơ và tố giác những người than oán.

Thư các cụ lão thành cách mạng gửi các vị Đại biểu Quốc hội khóa XIII

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------------

Ngày 30-6-2011

Kính gửi: Các vị Đại biểu Quốc hội khóa XIII

Trước Đại hội Đảng khóa XI, Bộ Chính trị khóa X bố trí Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng dự kiến ứng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Theo dõi quá trình hoạt động của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, chúng ta thấy ông Hùng có nhiều điểm bất cập, không xứng đáng làm chủ tịch cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.

1. Bất chấp sự phản đối của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, của lão thành cách mạng và đông đảo nhân dân, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là người hăng hái nhất quyết phá vội cho được Hội trường Ba Đình lịch sử quý giá có một không hai của quốc gia. Để rồi bỏ đất không mấy năm nay để mỗi lần họp Quốc hội lại phải đi thuê nơi họp.

Một bản kiến nghị bị bỏ quên (*)

Lê Bảo Sơn

Suốt mấy ngày qua, dư luận xôn xao về chuyến công du Trung Quốc của ông Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn.

Không rõ ông “phái viên đặc biệt của Việt Nam” đã nói điều gì với Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc mà sau đó, Tân Hoa xã đã phát đi một bản tin trong đó nhấn mạnh:

“Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên Biển Hoa Nam [Biển Đông] và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này.

Cảm thương những tâm hồn ái quốc

Khuyết Danh

Xin cụ Nguyễn Đình Chiểu tha thứ cho con vì đã mượn tinh thần bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ để vịnh cảnh nước nhà.

Xin những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc trong một tháng qua ở khắp mọi miền của Việt Nam và trên thế giới hãy tha thứ cho tôi vì đã dùng âm hưởng văn tế để bày tỏ niềm yêu mến và sự cảm phục của tôi đối với những hành động ái quốc của các anh chị. Văn tế ở đây đã được chuyển nghĩa, không phải thể văn dùng tế người chết, mà có ý nghĩa tôn vinh trong nỗi buồn, tự đáy lòng.

Khuyết Danh

Trong nỗi cuồng xúc của trí thức Việt hôm nay

Nguyễn Hữu Liêm

“Nếu không dấn thân vào biến cố, mà chỉ đứng ngoài để diễn tả tình thế, cho dù chính xác bao nhiêu, cũng chẳng tạo nên được một tác dụng giải phóng nào – và cuối cùng thì việc ấy cũng chỉ làm cho gánh nặng dối trá càng thêm áp bức, hay nói như Mao, cũng như đã nâng tảng đá lên rồi chỉ để thả nó xuống ngay vào chân mình”.

Slavoj Zizek, Living in the End Times (2010)

Nếu ai đã có lần đi xe đò xuyên Việt trong những năm gần đây, như tôi đã trải qua đầu tuần này, đều chắc phải có một cảm xúc lạ lùng đầy thú vị. Một đằng thì trái tim tôi cứ thót đi từng chặp vì những lần xe vượt qua mặt, tranh đường, lạng lách, suýt đụng “head-on” với các xe tải chạy ngược chiều trên quốc lộ hẹp nhưng đầy xe cộ, người, thú vật và hàng trăm thứ vật liệu khác. Đằng kia thì khi nhìn ra ngoài cửa xe thì tôi thấy cảnh vật, núi rừng, đồng ruộng, làng xóm trong cảnh xế chiều đẹp không thể tả. Người đi xe chấp nhận khả thể hiểm nguy như là một con cờ số phận, hy vọng vào xác suất rủi may - và người tài xế không ngủ gục. Cảnh đẹp bên ngoài hòa với nhịp tim đập trong hãi sợ tạo nên một niềm hoan lạc kỳ thú - một mạo hiểm với chính định mệnh không biết là gì của cuộc sống. Một mặt thì thân xác đang đùa với khả năng tai nạn thảm khốc như là một thể tính trừu tượng thuần lý tính của cái có thể là; mặt kia thì tâm hồn và thân xác đang thưởng thức cung điệu bình an hiện thực đang là của làng xóm quê nhà phủ trong ánh nắng vàng hoàng hôn. Hai khuôn mặt, của thực nghiệm đang là và khả năng có thể là từ tư duy, trộn lẫn vào nhau làm cho con người trong cuộc như đang ăn một trái ớt tươi cay nồng nhưng rất thơm tho cho một tô bún đầy hương vị sống chan đầy chua, bùi, ngọt, đắng.

Trung Quốc “bỗng dưng” “thích” (!) đồng thuận?

Hà Văn Thịnh

Đọc báo mấy ngày rồi thấy chán, đau, buồn và âu lo nhiều hết biết. Ông Hồ Xuân Sơn chạy sang bên đó để đồng ca bài hát 16 chữ vàng, lập tức người ta kèm theo mệnh đề phụ mà ngay cả nhà ngôn ngữ học tài ba như GS – Thầy Nguyễn Tài Cẩn có sống lại cũng phải chạy mất dép: “phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn”, và Việt Nam “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng” (!).

Hai trích dẫn trên đây được trích từ BBC, 05:58 GMT, 30.6.2011, nên gần như chắc chắn rằng độ chính xác là có thể tin cậy được. Điều làm nên nỗi đau nhất, buồn nhất là những câu nói trịch thượng, láo xược, đểu cáng từ Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Mã Hiểu Thiên! Chuyện đồng ca không phải lúc và chuyện của tướng Mã (ngựa, đọc thêm Kiều để biết thế nào là đầu trâu, mặt ngựa), nên được hiểu như thế nào?

Câm mồm để cho tao ăn cướp

Nguyễn Quang Lập

clip_image001

Ông bà ta bảo đi một ngày đàng được một sàng khôn. Ngày nay chả cần đi một ngày đàng, chỉ cần hai giờ lên mạng đã có thể có một sàng khôn rồi. Một trong những blog mình vẫn hay vào để học khôn là blog của GS Nguyễn Văn Tuấn (GS Tuấn rất ghét người ta gọi mình là GS, nhưng gọi tên không lại có cảm giác như mình là thằng vô lễ). GS Tuấn viết không nhiều, lâu lâu lại có một bài nhưng bài nào bài nấy đều đáng đọc, bài nào mình cũng  kiếm được một chút khôn từ các kiến giải của ông. Sáng nay ông có bài: “Định hướng dư luận”: những từ ngữ nặng nề” đọc rất thú.

Lâu nay mình vẫn thấy mấy món “Tuyên truyền”, “Định hướng dư luận”, “Giáo dục quần chúng” chẳng hay ho gì, xứ mình cứ hồn nhiên nói bô bô thật chẳng ra làm sao, lộ và lố. Định lên tiếng nhưng chưa biết nói thế nào thì đọc được bài bác Tuấn (cũng chả biết bác hay chú) nói rõ ràng khúc chiết về vấn đề này.

Chuyện ở Ba Lan (*)

Trương Đình Toe

(Truyện đã đăng trên báo Quê Việt ở Ba Lan với tựa đề “Ngày 13 tháng 12″)

Hôm ấy là ngày 13 tháng 12. Marian bất ngờ đến cửa hàng của tôi trong trung tâm thương mại ở Wolka Kosowska gần thủ đô Vacsava. Anh bắt tay chào rồi phân bua:

- Tôi có việc đi qua, tiện đường tạt vào, nên không báo trước.

- Không sao cả. Tôi dân quèn, sớm chiều lo miếng cơm manh áo nuôi thân, chứ có làm ông to bà lớn gì. Anh đến lúc nào thì đến, việc gì phải bẩm báo.

Tôi mời Marian ngồi và theo thói quen, pha cho anh cốc cà phê đặt lên bàn. Hàng hoá ế ẩm, khách khứa lèo tèo, tôi lại có thời gian ngồi chuyện phiếm với anh.

Bí mật đồng thuận Việt Nam Trung Quốc?

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

JAPAN-VIETNAM-CHINA-MARITIME-PROTEST  

Khoảng 200 người Việt Nam sống tại Tokyo biểu tình tại một công viên, lên án Trung Quốc vào ngày 25/6/2011. AFP photo

 

Trở về từ cuộc họp 25/6 ở Bắc Kinh với tư cách Đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí nhưng lại là một văn bản hỏi đáp do TTXVN phổ biến hôm 27/6 và tất cả các báo đã đăng lại.

Trước đó, truyền thông Việt Nam phổ biến thông tin báo chí chung Việt Nam Trung Quốc nhưng chẳng chứa đựng điều gì, trên các diễn đàn mạng dư luận rất bức xúc.

Văn bản thông tấn xã lần này có nhiều thông tin hơn về nội dung cuộc gặp gỡ giữa Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại. Tuy nhiên dư luận lại càng xôn xao hơn với trích dẫn lời ông Hồ Xuân Sơn nói rằng: “Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”.

Trung Quốc định 'cắt cáp' lần ba?

clip_image002  

Tàu Bình Minh 2 đã bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi cuối tháng Năm ở vùng lãnh hải được cho là thuộc Việt Nam, khiến người dân Việt Nam giận dữ xuống đường biểu tình phản đối

 

Các nguồn tin chưa được kiểm chứng từ Việt Nam cho BBC hay một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2, phía Trung Quốc lại có hành động định 'cắt cáp' của một tàu thăm dò địa chấn Việt Nam ngoài Biển Đông.

Sự việc xảy ra với tàu của PetroVietnam nhưng không để lại hậu quả vì, theo mô tả của ba nguồn tin khác nhau, "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".

Tàu của phía Trung Quốc vì thế đã đổi hướng nên hai bên không gây ra va chạm.

Một số nhà báo tại Việt Nam tin rằng đây là một lần nữa, Trung Quốc "thử nắn gân" phía Việt Nam đúng lúc các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chúc mừng "sinh nhật" 90 của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thư gửi các anh chị lãnh đạo Thành Đoàn nhiều thế hệ

Đỗ Trung Quân

clip_image002

Thưa các anh chị,

Với tư cách một người cùng thế hệ đã chia sẻ những thăng trầm của thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh suốt 36 năm qua. Những dòng này gửi đến các anh chị.

Tôi nhớ.

Những lời hiệu triệu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ấy đang là Bí thư Thành ủy Sài Gòn 1976: “Hỡi các em đội viên thanh niên xung phong yêu quí! Tương lai của thành phố này hôm nay đang tỏ rõ trên vầng trán các em…”.

Tôi nhớ.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn