Thư phản đối và cảnh báo sự xuất hiện đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc trên các tạp chí quốc tế

Ngày 8 tháng 9 năm 2011

Kính thưa các anh chị,

Sau bức thư gởi cho tạp chí Science, ngày 20/9/2011, phản đối một bài viết xuất xứ từ Trung Quốc có kèm theo một bản đồ lưỡi bò, chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta không thể thụ động chờ khi nào phát hiện một bài viết rồi mới bày tỏ thái độ mà cần nên chủ động tiếp tục tranh thủ sự quan tâm và hiểu biết của nhiều cơ quan truyền thông, nghiên cứu khoa học và phi khoa học khắp nơi đối với vấn đề biển Đông bằng cách gởi thư đến cho họ nhằm cảnh giác hành động mờ ám của Trung Quốc. Vì thiếu thông tin nên các tổ chức này không để ý đến việc làm gian xảo của một số người Trung Quốc, nên vô tình đăng tải trong các tạp chí của họ những bài viết có kèm bản đồ lưỡi bò sai trái với mưu đồ lấn chiếm toàn bộ khu vực biển Đông của Trung Quốc.

Đây là việc làm lâu dài, cần nhiều thời giờ và công sức. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ đây là việc cần thiết nên làm song song với việc làm của nhiều tổ chức trong ngoài nước liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông. Để cho bản đồ lưỡi bò sai trái của Trung Quốc không được xuất hiện trong các bài viết xuất xứ từ Trung Quốc , chúng ta cần phải tạo điều kiện để nhiều tổ chức, cá nhân người nước ngoài hiểu rõ sự sai trái của những bản đồ lưỡi bò phi lý này.

Ngày 5/9/2011, chúng tôi đã chính thức gởi thư trong đó giải thích và cảnh giác về bản đồ lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc đến các cơ quan truyền thông, các tổ chức nghiên cứu tại một số nước trên thế giới. Trong những ngày vừa qua chúng tôi đã gởi cho gần 30 cơ quan, tạp chí và 30 khoa học gia đang làm công tác biên tập cho một số tạp chí khoa học. Chi tiết bức thư (bản tiếng Anh và bản phỏng dịch tiếng Việt) được đính kèm theo đây.

Chúng tôi rất mong các anh chị trí thức đang làm công tác trong nhiều ngành chuyên môn trong và ngoài nước cùng tham gia góp sức cho việc làm quan trọng và ích lợi này cho đất nước, bằng cách:

1. Tìm kiếm và cung cấp cho chúng tôi địa chỉ những tổ chức/cá nhân của các tạp chí khoa học trên thế giới (để có thể gởi thư). Email liên lạc của chúng tôi:

Savevietnam09@gmail.com hay hungthuoc@yahoo.com

2. Trực tiếp gửi thư, có thể dùng lá thư chúng tôi soạn sẵn và thay đổi đề mục người/tổ chức.

Xin chân thành cám ơn quí anh chị,

Trân trọng

Thay mặt 57 anh chị ký tên

Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long

---------------------------------------------------------------------------------------------

Đính kèm:

Bức thư tiếng Anh:

08 September 2011

The Editor

RE: China's map incorrectly claiming most of Southeast Asia Sea as her territorial waters

Dear Sir:

We are a group of Vietnamese academics and professionals living in Vietnam and various parts of the world. We wish to alert your publication to the cartographic legerdemain that academics and professionals from China have been using in the articles that they submit to publications with a worldwide audience, such as Science, Nature, Climatic Change, Agricultural Water Management, Waste Management, to name just a few.

The legerdemain involves the inclusion of the disputed waters and islands to the east of Vietnam in tandem with the deletion of neighboring countries such as Vietnam, Malaysia, Brunei, Indonesia, the Philippines in the map of China that appears in their articles. (Please see the attached maps to see how the sleight of hand is performed). It is part of a concerted effort by China to “authenticate” her territorial claims.

In the past few years, China has arbitrarily and unilaterally claimed virtually the whole Southeast Asia Sea as her “historical waters”. This area of about 350,000km2, also referred to as the East Sea by Vietnam, encircles the archipelagos of Paracels and Spratlys. It has been a subject of territorial dispute among Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan, and China (which wrested control of the Paracels and some western islands of the Spratly Archipelago from Vietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988).

China’s territorial claims to the hand-drawn U-shaped 9-dotted line zone in the doctored map that these Chinese academics and professionals have inserted in their articles have neither scientific facts nor geographical information to certify its authenticity. They also defy the internationally recognized legal basis as set out in UNCLOS (United Nations on the Convention of the Law of the Sea)."

Inserting a doctored map of China that covers virtually the whole South East Asia Sea in articles originating from Chinese institutions and destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of the Chinese government’s ploy. China is hoping that over time frequent appearances of such a map in well-known publications and the absence of challenges from editors and readers will help establish de facto recognition of her claims over the disputed lands and waters.

In the interest of truth and integrity, we respectfully ask you to be on the alert and not lend the imprimatur of your prestigious publication to this sinister ploy.

Yours sincerely,

On behalf of signatories

Hung Nguyen,

Email:

Savevietnam09@gmail.com or hungthuoc@yahoo.com

clip_image002[4]

Doctored map of China: Countries of South East Asia excluded;

Southeast Asia Sea included in a 9-doted zone, aka the “cow tongue”

clip_image004[4]

True regional map of South East Asia showing the “cow tongue ” proximity

to Southeast Asian countries.

LIST OF SIGNATORIES:

Hoang Tuy, Ph.D, Prof, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam

Vu Gian, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy, Switzerland

PhamXuan Yem, Ph.D., Prof, University of Paris 6, France

Nguyen Dang Hung, Ph.D., Prof , Liège, Belgium

Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., Commissariat Energy Atomique -Cadarache, France

Trinh Khanh Tuoc, Ph.D., New Zealand

Tran Ngoc Bich, Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA

Nguyen Thuong Son. Ph.D., Australia

Ngo The Hoanh, M.Eng.Sc., P.Eng., Canada

Tran Mai, Ph.D., Australia

Tara T. VanToai, Ph.D., USA

Norman N. VanToai, Ph.D., USA

Le Quang Long, B.E. Mech, New Zealand

Tran Minh Phuong, M. Tech, Australia

Do Gia Tuyen, B.E. Elect, Saudi Arabia

Tran Ba Tuoc, M. Com., Vietnam

Bui Viet Long, B.E. Mech, Vietnam

Nguyen Van Xa, M.E. Civil, USA

Nguyen Van Tu, M.Com. (Econ.), New Zealand

Nguyen Quoc Lap, Ph.D.,USA

Huynh Huu Han, B.S. Tech (Food), USA

Duong Van Tuyet, M.Com. (Econ.), USA

Bien Cong Danh, M.E. Elect, New Zealand

Ngo Minh Triet, P.E. Civil, USA

Nguyen Huu Kho, Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA

Truong Nham, Ph.D, Australia

Truong Kim Ngoc, B.E. Chem, USA

Le Ba Hong, M.Sc, Australia

Ngo Tung Huynh, B, Agr.Sc, Australia

Vu The Hung, B.S. Comp., USA

Nguyen Danh Ngon, P.E. Civil, USA

Nguyen Thi Mai Chi, B.Com., USA

Nguyen Bich Lien, B.A. Edu., USA

Dinh Mui, B.A. Edu., Australia

Bui Sy Tuan. Ph.D, MBA, MSCIS, USA

Tran Quang Duong, B Technology (Food), M.A., New Zealand

Bui Thi Bich Chau, M.A., USA

NguyenThien Nga, B.S. Comp., New Zealand

Do Thi Nhung, B.A. Edu., USA

Nguyen The Hung, Prof, Uni of Danang, Vietnam

Nguyen-Do Khanh, Ph.D., Australia

Vuong Ngoc Diep, M.Com.,Economics, USA

Vuong Thanh Truc, B.A.Edu, USA

Pham Phan Long, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA

Vu Quyet, M.A.Edu., USA

Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand

Le Thu Lieu, B.E. Chem, New Zealand

Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany

Nguyen Van Hao, M.E. Civil, Australia

Le Thi Tinh Tien, M.Com, Economics, Australia

Nguyen Thi Mong Trinh, B.A, New Zealand

Dang Ngoc Hung Thomas, M.B.A, CPEng, Australia

Nguyen Huu The, M.E. Mech., USA

Le Cong Hoai vong, M.Sc. Environment service, USA

Ngo Khoa Ba, M.B.A., USA

Nguyen Hung, B.E. Chem, Australia

-----------------------------------------------------------

Bản dịch tiếng Việt của bức thư:

Tháng 9 năm 2011

Kính gởi Trưởng Ban biên tập

Đề mục: Về bản đồ sai trái của Trung quốc, giành toàn bộ Biển Đông Nam Á là vùng lãnh hải của nước này.

Kính thưa Ông Trưởng Ban biên tập,

Chúng tôi là một số giáo chức và chuyên viên kỹ thuật đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cảnh giác với nhà xuất bản về sự thiên vị thể hiện rõ trong hình vẽ bản đồ nước Trung Quốc trong bài viết của những nhà khoa bản và chuyên viên Trung Quốc gởi đăng trên các tạp chí uy tín, như Science, Nature, Climate Change, Agricultural Water Management, Waste Management, đây chỉ nêu ra một vài thí dụ.

Trò ảo thuật liên quan đến việc bao gồm những vùng biển và đảo đang tranh chấp phía Đông của Việt Nam song song với việc loại bỏ những quốc gia láng giềng của Trung Quốc như Viẹt Nam, Malaysia, Brunei, Nam Dương, Phi Luật Tân trong bản đồ vẽ tay nước Trung Quốc xuất hiện trong những bài viết của họ. (Xin tham khảo những bản đồ dưới đây để thấy sự quỷ quyệt của việc làm này). Đây là một phần của nhiều hành động đầy tính toán của Trung Quốc để hợp thức hóa những tranh giành lãnh thổ của họ.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã đơn phương giành chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển Đông Nam Á, tự xưng là “vùng biển lịch sử” của Trung Quốc. Vùng biển này, diện tích khoảng 350.000km2, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunie, Đài Loan, và gần đây là Trung Quốc (nước đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía tây Trường Sa của Việt Nam sau hai trận hải chiến đẫm máu năm 1974 và 1988).

Chèn vào một bản đồ Trung Quốc vẽ tay ngụy tạo bao gồm toàn bộ Biển Đông trong những bài nghiên cứu có xuất xứ từ Trung Quốc nhắm vào các tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những âm mưu thâm độc của nhà nước Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc hy vọng với sự thường xuyên xuất hiện bản đồ Trung Quốc gồm đường biên giới lưỡi bò sai trái này trên các tạp chí nổi tiếng và có nhiều tín nhiệm trên thế giới mà không bị phê phán, phản đối từ các Ban biên tập và độc giả thì họ sẽ dùng đó làm bằng chứng không chính danh cho chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông.

Trong tinh thần tôn trọng sự thật và sự trung thực, chúng tôi xin đề nghị ông cảnh giác về sự việc này và không để cho những tập san của ông bị Trung Quốc dùng làm công cụ cho âm mưu nham hiểm của họ.

Trân trọng,

Thay mặt những người ký tên

Nguyễn Hùng

Email:

Savevietnam09@gmail.com hay hungthuoc@yahoo.com

------------------------------------------------------------------------------------

Danh sách những địa chỉ gởi thư từ ngày 5/9/2011 đến ngày 8/9/2011:

1

Newsweek

letters@newsweek.com

5/09/2011

2

Time

letters@time.com

5/09/2011

3

The New York Times

letters@nytimes.com

5/09/2011

4

Le Monde

rights@agenceglobal.com

?

5/09/2011

5

Nature

p.campbell@nature.com

Philip Campbell

http://www.nature.com/nature/about/editors/index.html

Editor-in -chief

5/09/2011

6

Marsland Publishers

sciencepub@gmail.com

6/09/2011

7

The Journal of American Science

editor@americanscience.org

5/09/2011

8

Los Ageles Times

jim.newton@latimes.com

Jim Newton

Editor-at Large

6/09/2011

9

The Washington Post

foreign@washpost.com

6/09/2011

10

Financial Times

ean@ft.com

Newsdesk

eas@ft.com

Special Reports

5/09/2011

11

The Wall Street Journal

wsj.ltrs@wsj.com

The Editor

edit.features@wsj.com

5/09/2011

12

National Geographic Society

pressroom@ngs.org

Mr Chris Johns

Editor in Chief

5/09/2011

13

Google

eschmidt@google.com

 

14

The Economist

 

5/09/2011

15

The Telegraph

news@thetelegraph.com.au

The Editor

6/09/2011

16

The Canberra Times

letters.editor@canberratimes.com.au

The editor

6/09/2011

17

Sydney Morning Herald

letters@smh.com.au

The Editor

6/09/2011

18

The Age

letters@theage.com.au

The Editor

6/09/2011

19

Australian finance Review

afreditor@afr.com.au

Managing Editor

Paul Bailey

6/09/2011

20

Engineers Australia

memberservices@engineersaustralia.org.au

6/09/2011

21

Smithsonian Institution

stthomasl@si.edu

Linda St.Thomas, Chief Spokesperson

6/09/2011

22

San Francisco

 

6/09/2011

23

The Australian

letters@theaustralian.com.au

Editor

6/09/2011

24

Brisbane Times

Conal Hanna

General Editor

6/09/2011

25

Asia Times

writeto@atimes.com

The Editor

8/09/2011

26

Guardian

letters@guardian.co.uk

The Editor

8/09/2011

27

International Journal of Engineering

mark.kachanov@tufts.edu

Editors in Chief

krajagopal@tamu.edu

7/09/2011

28

Environmental Science and Technology

est@uiowa.edu

Editor

Jerald Schnoor

Professor

8/09/2011

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn