Mubarak từ người anh hùng đến kẻ phải ra đi trong nhục nhã!

KS Doãn Mạnh Dũng

imageThế là ngày 11/2/2011 ông Mubarak đã ra đi sau gần 30 lãnh đạo Ai Cập, một đất nước có nền văn minh 7000 năm. Khi bắt đầu nắm quyền lãnh đạo, ông được dân Ai Cập coi là người anh hùng. Nhưng bản chất con người là luôn thích nịnh và vụ lợi. Trong gần 30 năm nắm quyền ông đã tích lũy nghe nói khoảng 70 tỷ USD. Các người thân và bạn bè của ông trở thành giàu có. Trong khi thu nhập của người nghèo dân nước ông chưa đến 2 USD / ngày, nghĩa là chỉ 730 USD/năm.

Với một nước sau khi giành độc lập, mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là mâu thuẫn giữa quyền lợi của cộng đồng và quyền lợi nhóm thân hữu cầm quyền. Các nhóm thân hữu cầm quyền luôn luôn đưa ra mô hình Hiến pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Ông Mubarak ra đi thì Hiến pháp của ông cũng đi theo ông. Vì vậy để giải quyết tận gốc mọi mâu thuẫn nội bộ của một quốc gia độc lập, quốc gia đó cần đưa ra một bản Hiến pháp được toàn dân phúc quyết. Một Hiến pháp như vậy, dù có mặt hay không có mặt sự điều hành của nhóm người viết ra nó, vẫn giúp xã hội phát triển một cách ổn định.

Vì Hiến pháp được dân phúc quyuết sẽ bắt nguồn từ lợi ích chính đáng và công bằng của tất cả các thành viên trong quốc gia đó. Mọi sự nguy biện phản bác sự phúc quyết chẳng qua là vì nhằm bảo vệ kẻ có quyền và có tiền. Đó là nguyên nhân của sự trì trệ và tiêu cực trong quá trình phát triển của một quốc gia sau khi giành độc lập.

Sự ra đi của Mubarak là bài học lớn cho các vĩ nhân, anh hùng và cũng là hy vọng của bất cứ ai đang tìm kiếm quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc bằng lao động của chính mình.

D. M. D.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn