Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt

image Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, cố vấn pháp lý của BVN, đã bị Công an bắt khẩn cấp vào lúc 0 giờ ngày 5-11-2010 ở một khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi bị bắt giữ, có mặt liên tục bên ông Cù Huy Hà Vũ có ông Cù Huy Chữ là chú ruột Cù Huy Hà Vũ: hai chú cháu đang trên đường sắm sửa để cùng về quê ăn giỗ – do tình hình sức khỏe yếu nên Cù Huy Hà Vũ phải vào Sài Gòn đón chú cùng đi.

DPA (Thông tấn xã Đức) đưa tin đầu tiên hồi 8g26 phút GM, trích lời một người chú của ông Cù Huy Hà Vũ nói rằng ông Vũ bị bắt tại một khách sạn ở Sài Gòn vì có quan hệ tính dục với một người hành nghề mại dâm. Cảnh sát Việt Nam chưa xác nhận vụ bắt giữ này. Năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã nộp đơn kiện ông Nguyễn Tấn Dũng để tìm cách ngăn chận dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, nhưng đơn kiện đã bị bác. Tháng trước, ông lại nộp đơn kiện thủ tướng về một nghị định cấm khiếu kiện tập thể. Ông Chữ nói với DPA rằng ông tin là cáo giác mua dâm chỉ là một cái cớ do chính quyền tạo ra và cháu ông đã từng bị câu lưu vì chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc mua dâm được xem là một tội nhẹ ở Việt Nam và ông Cù Huy Hà Vũ sẽ chỉ phải nộp phạt trong trường hợp bị truy tố và kết tội.

Hơn hai giờ sau đó, lúc 10g43 phút GMT, Đài BBC cho biết: Gia đình tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, người từng kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho hay ông vừa bị công an bắt hôm thứ Sáu 05/11 tại TP Hồ Chí Minh. Họ cũng cho hay cho tới cuối buổi chiều, ông Hà Vũ vẫn bị công an Quận 6 giữ và tư gia của ông ở phố Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, bị khám xét. Tin chưa được kiểm chứng nói ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì "một cô gái vào phòng khách sạn của ông lúc nửa đêm". Tuy nhiên thân nhân của ông cho rằng lý do thực sự của việc bắt giữ này là ở các chỉ trích mạnh bạo của ông hướng về phía chính quyền.

Tuy có “kịch bản” nhưng diễn còn vụng về

Trân Văn, phóng viên RFA

2010-11-06

image Theo báo chí Việt Nam, Ông Cù Huy Hà Vũ, tiến sĩ luật, cư trú tại Hà Nội, một người thường xuyên lên tiếng góp ý với Đảng và chính quyền Việt Nam vừa bị bắt tại TP.HCM, vào chiều 5 tháng 11.

Căn cứ vào những thông tin đã được báo chí Việt Nam loan tải, một số luật sư Việt Nam cho rằng, Công an Việt Nam đã cố tình gài bẫy để bắt ông Vũ, và Trân Văn đã phỏng vấn một nữ luật sư chuyên về tranh tụng hình sự để tìm hiểu kỹ hơn.

Do nữ luật sư này yêu cầu ẩn danh và trả lời các câu hỏi phỏng vấn qua hình thức chat trên Internet nên Ngọc Trân sẽ đọc lại các câu trả lời của bà. Mời quý vị cùng nghe…

Vì sao chỉ “có vẻ bình thường”

Trân Văn: Thưa bà, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vừa bị bắt và một số người cho rằng, việc Công an Việt Nam bắt ông ta là hết sức bất thường. Là một luật sư, theo bà, việc bắt ông ta là bình thường hay bất thường?

Nữ luật sư yêu cầu ẩn danh: Những thông tin trên báo chí cho thấy, việc ông Vũ bị bắt “có vẻ bình thường”. Ông ta vào TP.HCM, thuê phòng của một khách sạn, Công an kiểm tra hành chính thì phát giác, ngoài ông ta, trong phòng còn có một người phụ nữ. Sau đó ông ta bị tạm giữ vì không chịu ký biên bản vi phạm, có thái độ bất hợp tác và hành hung chống người thi hành công vụ.

LS Trần Đình Triển bào chữa cho Cù Huy Hà Vũ

Hiền Anh

clip_image003

Ông Trần Đình Triển. Ảnh: Dân trí

Ngày 6/11, luật sư Trần Đình Triển đã làm thủ tục gửi Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an để bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ, sau khi nhận được đơn mời của gia đình.

Luật sư Trần Đình Triển (VP luật sư Vì dân - Hà Nội) cho VietNamNet hay, ông nhận lời mời của bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ vì hai lý do.

Thứ nhất, ông Vũ là người cùng quê Đức Thọ (Hà Tĩnh) với ông Triển. Bố vợ luật sư Triển lại cùng quê và chơi thân với ông Cù Huy Cận (cha ông Cù Huy Hà Vũ) và nhà thơ Xuân Diệu (cha nuôi ông Vũ).

"Gia đình chúng tôi là chỗ anh em quê hương bạn bè. Trong cuộc sống hàng ngày, việc ai người đó làm, nhưng khi có lâm sự, thì về đạo lý của dân tộc Việt Nam - "chị ngã em nâng", nên trong sự việc này, tôi không thể làm ngơ được", ông Triển nói.

Lý do thứ hai, ông Triển giải thích: "Trong vụ việc này, chị Nguyễn Thị Dương Hà - vợ anh Cù Huy Hà Vũ - có đơn mời đich danh tôi để bào chữa cho anh từ giai đoạn khởi tố bị can. Xét trách nhiệm của luật sư trước Đảng, trước Nhà nước, trước nhân dân, trước thân chủ phải có trách nhiệm để bảo vệ công lý, vì vậy, tôi nhận lời tham gia bào chữa cho anh Vũ".

Sáng nay, luật sư Trần Đình Triển đã làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật, nộp trực tiếp cho Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an để xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ.

Ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt ngày 5/11 vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 - Bộ luật Hình sự.

H. A.

Nguồn: Vietnamnet

Thư giãn Chủ nhật: Hoan hô Cụ Tiên chỉ Tô Hải

Đâu Chăng Tá - Hy Tuệ

image Cái thằng Tá tôi đang lang thang trên mạng thì bỗng gặp bác Hy Tuệ, từ sang sớm đến nay bác ấy cũng đang loay hoay trên các ngả đường mạng mà chưa tìm thấy món ăn tinh thần nào vừa ý. Chúng tôi bèn bảo nhau kéo đến ngõ “nhà blog” của cụ Tiên chỉ Tô Hải, thì thấy Cụ đang lèm bèm với lũ đầy tớ: “Cẩn thận kẻo lạc đường các con ơi”. Chúng tôi bèn vểnh tai nghe ngóng, tranh thủ… và quay cóp trộm được cái bài gửi kèm theo đây.

Cái ông cụ này tinh thật, đừng có mà chê cụ bát tuần lẩm cẩm nha.

Cụ Tiên chỉ phán rằng,… người ta làm ầm lên một cái chuyện đã rõ như ban ngày… phải chăng là đánh lạc hướng để dân quên đi những chuyện tầy đình đang còn tù mù khác?

Cả Tá và Hy tôi bèn làm một chuyện lẩn thẩn cứ gọi cho nó oách là… cố giải mã những câu chuyện có vẻ tù mù mà cụ Tiên chỉ muốn nhắc nhở dân làng.

Ba tư liệu liên quan đến vấn đề bauxite Tây Nguyên

image

 

heo yêu cầu của bạn đọc, Bauxite Việt Nam xin đăng toàn văn ba tư liệu có liên quan đến vấn đề bauxite ở Tây Nguyên: Tuyên bố chung năm 2001 do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ký với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thông cáo chung năm 2006 do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ký với Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Tuyên bố chung năm 2008 do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ký cũng với Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào.

Bauxite Việt Nam

Suy ngẫm

Ông già lẩm cẩm Nguyễn Trọng Vĩnh

clip_image001  

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trong buổi thưởng thức Ca trù tại Trung tâm Văn hóa Pháp (10.3.2010). Ảnh: Xuân Bình.

 

- Xưa kia, thời nào vua sáng, tôi hiền, tướng giỏi, khoan thư sức dân thì quốc gia hưng thịnh, bách tính yên vui, ngai vàng vững chắc. Ngược lại, vua hèn, nịnh thần, tham quan, chính sự hà khắc, dân chúng lầm than thì triều đại diệt vong hoặc nước mất.

- Lãnh đạo mà quang minh chính đại thì được dân kính trọng và tin tưởng; ngược lại, nếu không trong sáng, khi phát biểu người ta buộc phải vỗ tay nhưng trong lòng người ta khinh thường. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn.

- Nóc đã dột thì trong nhà khó có chỗ nào khô.

- Không trọng đãi hiền tài thì không dùng được chất xám, thiếu chất xám thì khó có chủ trương đúng, kế sách hay.

- Mua quan bán chức thì bộ máy kém chất, dễ sinh tiêu cực, sai trái; đã mất tiền mua thì khi có chức quyền, họ phải tìm cách thu lại khoản tiền đã bỏ ra và kiếm lãi thêm mới sinh tham nhũng, lừa lọc.

- Dân chủ, cởi mở thì được lòng người, đoàn kết được rộng rãi, độc tài; cấm đoán chỉ gây bất bình và chuốc lấy sự phản kháng.

Có một tiểu Vinashin dưới thời Minh Mệnh

Trần Kim Anh

clip_image001  

Thuyền chiến thời Tây Sơn. Ảnh:Internet.

 

Nhân vụ Vinashin , tôi xin kể hầu quý vị một câu chuyện tạm gọi là tiểu Vinashin thời Minh Mệnh.

Đầu năm 1819, vua Minh Mệnh bấy giờ đang là Thái tử - Thái tử Phúc Đảm, 28 tuổi - bắt đầu được vua cha cho tham gia xử lý các công việc triều chính. Hàng ngày Thái tử cần mẫn đọc và giải quyết một cách đầy trách nhiệm các bản tấu từ khắp nơi gửi về. Ngày 11/2/1819, một bản tấu của bộ Công được chuyển đến cho Thái tử xem xét. Nội dung bản tấu cho biết, đội hồng thuyền (thuyền rất lớn) của nhà nước gồm 7 chiếc cả sửa chữa và đóng mới được cử đi công cán vừa bị tổn thất nặng nề trên biển: Thuyền Tĩnh Hải do suất đội Lê Viết Tâm cai quản, vào ngày 28 tháng giêng, khi đang neo đậu ở tấn đảo Lý Sơn thì bị giông làm đứt dây neo va vào đá ngầm vỡ chìm. Thuyền Bình Tự vào đêm mùng 8 tháng 2, khi đang trên đường chạy đến tấn Bình Di thì va vào đảo nhỏ nhô lên giữa biển vỡ tan.

Sau khi đọc bản tấu, Thái tử phê: “Thật đáng giận, phải xử nặng” và ban dụ rằng: “Căn cứ bản tấu có thể thấy không phải do sóng gió mà là do thợ lái chạy thuyền bừa bãi và thủy thủ thả neo cẩu thả nên mới đến nỗi như vậy. Truyền phái quan Lang trung bộ Hình là Đỗ Cao Mại và quan Tam đẳng thị vệ Nguyễn Tiến Song đi gấp đến đó tra xét cho rõ sự việc. Nếu quả như vậy thì bắt đích danh thợ lái thuyền Bình Tự chém bêu đầu trên bến, suất đội Lê Viết Tâm truyền cách chức và dùng cùm nặng cùm trên bến chờ chỉ.

Chuyện ông K.

Kính Văn Cận

clip_image002Mười ngày trước ông nói: “Vinashin về thực chất đã phá sản nhưng chúng ta không tuyên bố.”  Thế rồi, hôm kia ông tuyên bố trước Quốc hội: “Vinashin không phá sản bởi vốn chủ sở hữu vẫn còn.”

Nhà báo hỏi: “Ông giải thích thế nào?”

Ông đáp (xin được trích): “... mô hình phá sản của Mỹ là phá sản qua đêm, nghĩa là doanh nghiệp đó vẫn hoạt động, … nhưng [phải] thay đổi chủ doanh nghiệp… kiểu châu Âu thì [phải] đóng cửa doanh nghiệp, ...bán tất cả đi... sau đó có ông nào đó vào mua... xong rối các chủ nợ cơ cấu lại cái nợ đó. Thế nhưng trong trường hợp Vinashin, chủ doanh nghiệp không thay đổi (Chính phủ vẫn là chủ sở hữu)... và mình [nghĩa là Chính phủ] không thể nói là mặc kệ các ngân hàng [tức là chủ nợ] được… [vả lại] 86.000 tỉ đồng là nợ của Vinsashin, ... không phải là thất thoát.”

Phản biện xã hội

clip_image002

Minh hoạ: Khều

 

Đỗ Trung Quân: Kỳ này ta bàn về Phản biện xã hội, một đề tài được coi là hot trong tuần qua, nhân sự kiện bauxite Tây Nguyên.

Bà con biết rồi đó, chiều ngày 27.10 vừa rồi, trên báo điện tử Vietnamnet có cuộc tranh luận trực tuyến giữa đại diện bộ Tài nguyên - Môi trường, chủ đầu tư với các chuyên gia, các nhà văn hoá… về chủ đề: Nên tiếp tục khai thác hay dừng dự án bô-xít Tây Nguyên. Cuộc tranh luận có sự tham gia của khán giả với rất nhiều loại chính kiến đã diễn ra rất sôi nổi. Gần đây báo điện tử Dân trí đã mở các cuộc trưng cầu dân ý về bauxite ở Tây Nguyên, về Đại lễ Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội… với sự tham gia đông đảo của bạn đọc. Những sáng kiến như thế này cho thấy phản biện và dư luận xã hội đã thực sự được coi trọng.

Để tránh phải nói dài, tôi xin đưa ra câu hỏi thứ nhất:

Quan niệm của các bác về phản biện xã hội, ý nghĩa và tác dụng của nó.

Nguyễn Minh Sơn: Phản biện là hành vi xác định tính khoa học của hành động con người. Chính vì vậy phản biện xã hội là một hoạt động nhằm tìm sự đồng thuận một cách khoa học. Phản biện xã hội thực sự cần thiết trong một xã hội văn minh. Nó tránh những sai lầm chủ quan, điều hòa các nhóm lợi ích xã hội, điều chỉnh các khuynh hướng chính trị, kinh tế, văn hóa gần với đời sống con người hơn. Thông qua phản biện, các nhóm lợi ích có thể đạt được thỏa hiệp cho một hành động khả dĩ chấp nhận được. Một xã hội không chấp nhận phản biện là một xã hội tăm tối, lợi ích không được san sẻ cho cộng đồng mà chỉ dồn vào tay một nhóm nhỏ.

Khi đã vỡ "hồ thiên nhiên" của thủy điện

Mai Nguyễn 

clip_image003

 

Ông Nguyễn Đình Xuân

 

"Cái "hồ tự nhiên ấy" chúng ta để mất quá nhiều, dẫn đến nhiều tính toán hồ sai hết. Không có hồ đó, nước về sẽ nhanh hơn dự kiến, dẫn đến chúng ta bị động".

Ông Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội nói về nguyên nhân các hồ thủy điện xả lũ gây ngập lụt ở hạ lưu.

Xả lũ sao không báo với dân?

Vừa rồi, một số nhà máy thủy điện đã xả nước gây ngập lụt cho vùng hạ lưu, theo ông, nguyên nhân nằm ở đâu?

Khả năng điều tiết lũ là do sức chứa nước của hồ thủy điện. Tất cả hồ của chúng ta đều nên không điều tiết được lũ.

Còn khi mưa lớn, đầy hồ thì không thể không xả. Không xả thì nước cũng sẽ chảy tràn.

Vấn đề là làm sao cho hồ càng lâu đầy càng tốt, muốn vậy phải có chiến lược từ trước. Ví dụ, trước khi lũ về, phải để hồ ở mực nước thấp nhất có thể. Nhưng hiện nay nhiều hồ lại không có xả đáy nên không thể xả thấp hơn mức đó được.

Câu chuyện giẻ rách

Sáu Nghệ

clip_image002Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An vừa làm một việc đang bị dư luận lên án. Đó là đem 37 bao quần áo cũ do nhiều nơi gửi đến cứu trợ bà con vùng lũ lụt, vứt cho cơ sở sửa chữa xe làm giẻ lau. Không thể biện minh bất cứ lý do gì cho hành vi đáng hổ thẹn ấy. Trách nhiệm chính hiển nhiên thuộc về bà Bùi Thị Mai, Chủ tịch Hội.

Trả lời truyền thông, bà Mai giải thích lòng vòng. Thế nhưng, cái hình ảnh bà Mai được chụp ở thời điểm bà trả lời truyền thông dường như lại nói nhiều hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn những lời của bà. Xin giới thiệu ra đây với quý độc giả. Nhìn qua, thấy bà diêm dúa ngỡ diễn viên chuẩn bị ra sân khấu biểu diễn, nhìn lại hiểu ngay bộ dạng ấy không thể nào tiếp xúc được với áo quần cũ cứu trợ dân nghèo. Nhìn tiếp vào kho áo quần cũ cứu trợ, khó mà không so sánh, trong kho ấy hay chính bản thân bà là giẻ rách?

Nhưng nghĩ cũng tội nghiệp cho bà. Biết đâu, do người ta đặt bà ngồi nhầm chỗ trong tình trạng hành chính hóa lan tràn ở nước ta. Bà được đặt ngồi vào cái ghế ấy mà không biết nó không dành cho người diêm dúa như bà. Ngồi trên ghế ấy, từ ngày 14-5-2008 lại có thêm trách nhiệm rất nặng nề, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2008/NĐ-CP “về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”. Tiếp theo, ngày 31-7-2008, Bộ Tài chính có Thông tư số 72/2008/TT-BTC hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 64.

Kiện đòi bồi thường thiệt hại do xả lũ gây ra

clip_image002

Hàng nghìn ha rau màu của nông dân huyện Đơn Dương bị nhấn chìm trong nước khi hồ thủy điện Đa Nhin xả lũ. Ảnh: Quang Sáng

 

SGTT.VN - Quá bức xúc trước cảnh người chết, nhà bị cuốn trôi, hàng ngàn ha hoa màu bị mất trắng... do thuỷ điện xã lũ gây, dân yêu cầu ngành điện bồi thường thiệt hại. 

Chiều ngày 5.11, ông Trần Duy Việt, chủ tịch Hội nông dân tỉnh Lâm Đồng, cho biết sẽ lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các Ban quản lý thủy điện trên địa bàn bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do các thủy điện xả lũ gây ra.

Trong các ngày từ 29.10 đến 2.11, vùng rau trọng điểm của huyện Đơn Dương và một phần của huyện Đức Trọng đã hứng chịu cảnh lũ lụt do hồ Đa Nhim xả lũ với lưu lượng lớn 500m3/s. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng huyện Đơn Dương đã có 640ha rau màu và gần 190ha lúa nước bị ngập úng, thiệt hại khoảng 22 tỷ đồng.

Không thể chịu đựng mãi

Trước tình hình thiệt hại nặng do các hồ thủy điện xả lũ gây ra, Hội nông dân tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh tổ chức cuộc họp bất thường nhằm tìm cách giải quyết những thiệt hại cho người dân.

Ông Đinh Ngọc Hùng, phó chủ tịch UBND huyện Đơn Dương nói:“Theo quy định, hồ Đa Nhim sẽ xả lũ khi mực nước trong hồ vượt cao trình 1.042 mét, nhưng các ngày qua đã thực hiện xả lũ trước mức quy định này”.

Thư giãn chủ nhật

Miền đất bị lãng quên

clip_image002

Chưa bầu đã trúng!

Bà con ta lâu nay bận bịu chuyện bùn đỏ, chuyện cao tốc, chuyện chặt chém, chuyện anh Tô Hà Giang làm người mẫu cho con nít tập chụp ảnh, và gần nhất là chuyện con tàu đắm Vinađiănxin… nên hầu như quên bẵng đi rằng gần nước mình còn có một nước gọi là Myanmar (trước đây gọi bằng Miến Điện).

Giới trí thức bên đó có tờ báo tiếng Anh The IRRAWADDY đặt theo tên con “Sông Hồng” hoặc “Sông Cửu Long” của nước đó.

Một lá ngô đồng, một lá nho!

Hà Sĩ Phu image

Cổ thi Trung hoa có câu thơ nổi tiếng :

Ngô đồng nhất diệp lạc ,

Thiên hạ cộng (tận) tri thu (盡)

Thấy một lá ngô đồng rụng , mọi người đều biết mùa thu đã về.

Không chỉ bởi nét đẹp “mùa thu lá rụng”, câu thơ cổ chinh phục các nghệ sĩ và thức giả muôn đời chính bởi nét đẹp triết lý. Ở đây có quan hệ giữa cái cụ thể là chiếc lá rụng với cái trừu tượng là mùa thu, tình thu, hơi thu…! Lại có quan hệ giữa cái “một” đơn chiếc và cái tổng thể , “thiên hạ” , “cộng” hoặc “tận” là yếu tố rộng lớn, bao trùm. Lại có quan hệ giữa cảm giác nhìn thấy lá rụng trước mắt, với “tri” tức tri giác, là bước phân tích và tổng hợp của tư duy trừu tượng bên trong não bộ.

Sở dĩ chỉ nhìn qua mà biết, nhìn vật nhỏ mà biết điều lớn, nhìn hiện tượng bên ngoài mà biết bản chất bên trong là bởi thiên nhiên vốn có quy luật, mọi thứ đều ràng buộc với nhau chặt chẽ, cái nọ là kết quả của cái kia, cái này là tín hiệu của cái khác.

Văn hoá nghị trường, mừng và lo

Nguyễn Quang Lập

clip_image001

Bài ni bọ viết theo đặt hàng của một tờ báo. Chẳng ngờ sáng ni được một biên tập viên cho biết bài báo đã bị ách lại. Biên tập viên viết thư giải thích cho bọ: “Cụ thể là sau khi báo TT ngày 2/11 tường thuật vụ bùng nổ Vinashin tại QH, hoan hô ĐB Nguyễn Minh Thuyết, bề trên triệu tập ngay một cuộc họp khẩn cấp để chấn chỉnh. Các TBT sợ thót dái, không dám ho he gì về chuyện ông Thuyết với Viashin nữa. Ôi, cái đất nước mình!”. Một bài báo không được đăng không có vấn đề gì, nhưng mà buồn, buồn quá cho đất nước mình.

Bài phát biểu của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết tại Quốc hội hôm 1/11 vừa rồi gây một tiếng vang trong công chúng, không phải chỉ vì tính trung thực và thẳng thắn mà nó còn chạm đến những vấn đề cốt lõi của văn hoá nghị trường.

Chọn vấn đề Vinashin cho 7 phút phát biểu của mình, ông Nguyễn Minh Thuyết đã khẳng định Vinashin “thực sự là nó đã sụp đổ” và ông truy cứu trách nhiệm: “ Các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội, cơ quan đại diện nhân dân cả nước bầu ra mình; không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm.” Ông còn đề xuất: “Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này, trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp, bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan”. Quả thực từ trước tới nay chưa ai dám nói và nói được như ông.

Chuẩn "châu Phi" cho bô-xít và... tivi cho Vinashin?

Khánh Linh

clip_image002

 

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Ảnh Đất Việt

 

Dù không hề muốn, Phát ngôn & Hành động tuần này vẫn buộc phải tiếp tục hai chủ đề đã đề cập từ tuần trước, bởi cả hai vẫn giữ nguyên sức nóng như lửa đốt từ trong diễn đàn quốc hội lẫn ngoài vỉa hè xã hội.

Bô-xít và chuyện chuẩn... châu Phi?

Không được đưa vào chương trình nghị sự chính thức của kỳ họp lần này, nhưng không vì thế mà chủ đề bô-xít bị lãng quên. Cử tri sẽ "ghi điểm" cho ĐBQH Dương Trung Quốc, bởi ông (hình như là ĐBQH duy nhất) đã viết thư cho Chủ tịch Quốc hội đề nghị "tại kỳ họp này Chủ tịch cần bày tỏ một thái độ rõ ràng đối với những ý kiến quan ngại của nhân dân; các ủy ban của QH có liên quan cần có những hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật và bày tỏ ý kiến rõ ràng". Cũng chính ông (hình như lại là ĐBQH duy nhất) đã dành gần như trọn 7 phút quý giá trong thời gian thảo luận kinh tế - xã hội ở hội trường sáng 2.11 chỉ để nói về bô-xít, bỏ qua cả chục vấn đề nóng hổi khác.

Dù rằng trước ông, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã "xin phép phát biểu dài hơn một chút" để trấn an Quốc hội về sự an toàn của môi trường khi khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, bởi các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn là tiêu chuẩn hiện đại của thế giới, các chỉ tiêu về môi trường nghiêm ngặt nhất của Việt Nam quy định và với các yêu cầu cân đong, đo đếm rất cụ thể là cơ sở khoa học.

Nhưng ĐB Quốc đã chỉ ra một "thiếu sót" mấu chốt trong giải trình có vẻ như đã kỹ càng của Bộ trưởng Nguyên, rằng "việc triển khai xây dựng báo cáo về môi trường diễn ra cách đây đã 1 năm, không biết sau sự cố Hungary, đoàn giám sát của bộ đã đi chưa, như thế vẫn là những thông tin cũ.

Nên dừng ngay việc khai thác boxit

Dưong Danh Dy

image Đông đảo ngưòi dân và nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học chuyên sâu... đã công khai phát biểu hoặc ký tên đề nghị dừng khai thác boxit tại Tây Nguyên-tôi dùng chữ Tây Nguyên chứ không nói cụ thể Tân Rai, Nhân Cơ, vì đây không chỉ là vấn đề của hai địa phương này, boxit là vấn đề của cả Tây nguyên, của cả nước.

Có mấy lý do nên dừng ngay:

1 Chưa đủ trình độ kỹ thuật đảm báo an toàn tuyệt đối. Nếu tai hoạ xẩy ra thì không chỉ là sinh mạng của một vài phi công vũ trụ hay là một số dân cư quanh một nhà máy điện hạt nhân nào đó mà là hàng triệu, hàng chục triệu con người kèm theo nguy cơ ô nhiễm lâu dài một vùng rộng lớn với hàng chục ngàn km2 ruộng đất đồi núi và nhiều dòng sông…Tôi tán thành và bổ sung ý kiến: cần công khai danh tính chức vụ những vị chức sắc, những đại biểu quốc hội nào đã đồng ý và biểu quyết cho tiếp tục công việc này. Để muơi năm sau, hoặc dăm chục năm sau khi các vị đó đã mồ yên mả đẹp, nếu không may sự cố xảy ra(điều mà ngưòi viết này không bao giờ muốn và cầu mong không bao giờ có) các thế hệ hậu sinh có thể đến đó nhổ một bãi nước miếng và nói: đồ tham lam, ngu dốt…

Phải kiểm soát chặt chẽ công nghệ khai thác bauxite

Đào Tuấn- Hương Thủy (thực hiện)

clip_image001

 

Dự án bauxite ngoài vấn đề kinh tế cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề môi trường.

 

(Dân Việt) - Tại sao một dự án gần như là đào tài nguyên lên để bán lại phải đặt ra vấn đề hiệu quả kinh tế khi đã bắt đầu thực hiện? NTNN hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên cố vấn Chính phủ.

Theo ông, vì sao đến thời điểm này, khi mà dự án khai thác bauxite đã và đang được triển khai, thì vấn đề hiệu quả kinh tế lại một lần nữa được đặt ra?

- TKV có vẻ đã quá quen với việc đào lên, không phải đóng thuế tài nguyên, để bán. Họ bỏ qua rất nhiều yếu tố, chẳng hạn những tác động ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, những lợi ích kinh tế phải hy sinh, tức là phí cơ hội. Hay các suất đầu tư đi kèm như điện, đường sá, cảng biển...

Chẳng hạn như điện, hiện nay dự án đang lấy điện từ EVN trong khi dự báo của EVN đến 2015 cả nước vẫn thiếu điện trầm trọng. Nếu các nhà máy đi vào hoạt động, đời sống nhân dân cũng như nền kinh tế nói chung phải nhường một phần rất lớn điện năng cho bauxite.

Hay như vấn đề vận tải, chủ đầu tư dự án phải đầu tư chứ không thể bắt nhà nước phải nâng cấp những con đường dân sinh để chở bauxite cho họ.

Đường sắt lạc hậu, thảm họa quốc gia về giao thông là trách nhiệm Bộ trưởng!

(Thư ngỏ đặc biệt gửi Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhân kỳ họp thứ 8 – Quốc hội khóa XII!)

clip_image006Tp Hồ Chí Minh, ngày 25/10 /2010

Kính thưa Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng!

Nhân kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa XII, tôi xin có lời kính chúc Bộ trường dồi dào sức khỏe, sáng suốt và hoàn thành trọng trách của mình trước Chính phủ, trước Quốc hội và toàn dân. Kỳ họp đặc biệt quan trọng này đang đặt lên vai Bộ trưởng – Tư lệnh mặt trận Giao thông Vận tải – một trọng trách rất lớn. Trên tinh thần “Diễn đàn Hiến kế và Văn hóa giao thông” mà Bộ trưởng khởi xướng, tôi xin được chia sẻ khó khăn và xin được trao đổi cụ thể các vấn đề với Bộ trưởng!

1- Đường sắt lạc hậu là thất bại nặng nề của Bộ GTVT!

Đã một thập niên qua, nhân dân VN không chết nhiều vì đói, vì rét, vì dịch bệnh, vì thiên tai… mà chết vì giao thông với 13000 sinh linh đồng bào chiến sĩ, hàng chục ngàn người bị thương, thiệt hại kinh tế 1 tỷ USD mỗi năm, cao hơn chiến tranh nóng ở Irắc, Apganixtan, lại tồn tại dai dẳng mà chưa có hồi kết. Đây là nghịch lý thời đại mà đến nay bao nhiêu Giáo sư - Tiến sĩ Bộ GTVT vẫn chưa thể “hóa giải” nổi mà đành phải ẩn mình nằm chờ nhân dân hiến kế.

Vinashin cũ và mới: Trách nhiệm và minh bạch hoá

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Đại biểu QH khóa IX, X, XI

clip_image001

 

Cuộc họp báo Chính phủ đầu tháng 8 về Vinashin (ảnh báo Công thương)

 

(VEF) - Qua sự cố Vinashin, người dân nhìn chung chưa yên tâm với hoạt động hiện nay của rất nhiều DNNN, và yêu cầu cần có một sự quản lý công khai, minh bạch các tập đoàn, tổng công ty mà Nhà nước xem là chủ đạo, những "anh cả đỏ" của nền kinh tế.

I.

Như vậy là trong những ngày đầu tháng 11/2010 này, sẽ có một Vinashin mới theo thông báo của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Ông cho biết, quá trình cơ cấu lại Vinashin gặp khó khăn do tính mất cân đối nghiêm trọng của tập đoàn kinh tế nhà nước này. Có lẽ vì vậy, lần này ông không đưa ra một mốc thời gian nào.

Tuy nhiên, Vinashin mới, theo ông, "sẽ đóng vai trò chủ lực, đóng và sửa chữa những con tàu lớn" bởi mục tiêu lâu dài không thể bỏ trống công nghiệp đóng tàu được.

Ông phân tích: "Việt Nam có thế mạnh về biển, mà biển đi đầu là hàng hải chứ không phải là khai thác dầu khí. Khai thác tài nguyên rồi thì cũng hết!"(1).

Ôn chuyện cũ để suy ngẫm về cái mới. Xin nhắc lại một số quyết định và tuyên bố của Bộ Tài chính (khi ông còn là Bộ trưởng) và của ông gần đây về Vinashin.

Quyền lực tập đoàn kinh tế

Tư Giang

clip_image002

Tập đoàn kinh tế phải chịu sự giám sát của các đại biểu quốc hội đại diện cho quyền lợi và mối quan tâm của người dân là một nghĩa vụ và trách nhiệm đã được thể chế hoá. Ảnh minh hoạ. Ảnh: TL SGTT

 

SGTT.VN - Một ngày trước khi khai mạc kỳ họp quốc hội diễn ra, các vị đại biểu được dẫn đầu bởi phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã tổ chức một buổi gặp với một số thành viên chính phủ để xem lại báo cáo nghiệm thu dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Đã có không ít ý kiến, cả khen và chê, từ các đại biểu quốc hội lẫn đại diện của các cơ quan chính phủ về dự án trọng điểm quốc gia kéo dài tới 13 năm này. Đó là điều bình thường trong chức năng giám sát của Quốc hội. Tuy nhiên, chủ tịch tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) ông Đinh La Thăng lại phản ứng ra mặt. Theo tường thuật của báo điện tử VnExpress tham dự phiên thảo luận này, ông Thăng cho rằng các đại biểu đến để nghe báo cáo chứ không phải đến để phản đối bản báo cáo này vì nó đã được Thủ tướng duyệt. Ông cảnh báo: “Các bộ ngành đã đồng ý giờ đến đây để phản biện là không thể chấp nhận được. Tôi đề nghị bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cần có ý kiến nhắc nhở các đơn vị có ý kiến phản đối trong cuộc họp này”. Vẫn theo tường trình của báo chí, ông Thăng nói: “Quả thật, một bản báo cáo không thể thoả mãn mấy trăm đại biểu được”.

Phát biểu của ông chủ tịch, quả thật là rất bất ngờ. Ông đang quản lý một tập đoàn nhà nước thuộc sở hữu toàn dân, theo quy định của Hiến pháp, chứ không phải một doanh nghiệp bằng tiền túi. Vì lẽ đó, chịu sự giám sát của các vị đại biểu quốc hội đại diện cho quyền lợi và mối quan tâm của người dân là một nghĩa vụ và trách nhiệm đã được thể chế hoá. Khi “mắng” các vị đại biểu là “không thể chấp nhận được”, chắc chắn ông chủ tịch tập đoàn không quên một việc: ông đang là một uỷ viên trung ương đương nhiệm. Chí ít, chẳng có ai ngoài bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng là có vị trí như ông trong cuộc họp. Vì lẽ đó, câu chuyện PVN đang cần ý kiến của Quốc hội trong kỳ họp này để có thể giữ lại 3.500 tỉ đồng, thay vì nộp ngân sách nhà nước trong năm tài khoá 2011 sẽ không còn mấy quan trọng? Lý do là kế hoạch đó chắc sẽ được thông qua.

“Sẽ mở rộng điều tra việc đưa, nhận hối lộ tại Vinashin”

Pha Lê

clip_image001

 

Bộ trưởng Lê Hồng Anh. Ảnh: C.T

 

Sáng 5/11 Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh cho biết, Ban chuyên án sẽ mở rộng điều tra, làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của một số cơ quan nhà nước trong vụ Vinashin. Việc đưa, nhận hối lộ (nếu có) sẽ bị đưa ra ánh sáng.

Sáng 5/11 trao đổi với báo giới bên lề Quốc hội, đại tướng Lê Hồng Anh nhìn nhận việc xảy ra tại Vinashin có nguyên nhân do mở rộng kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng không hiệu quả. Công tác quản lý lại lỏng lẻo, yếu kém nên đã dẫn theo nhiều hệ lụy.

Theo ông, công nghiệp đóng tàu giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đây là lĩnh vực chính của Vinashin nên Bộ Chính trị đã chỉ đạo cơ cấu lại doanh nghiệp theo hướng tập trung vào mũi nhọn này. Các hoạt động điều tra, thanh tra vì thế cũng nên hỗ trợ chủ trương trên. Trước khi điều tra xử lý hình sự cán bộ có sai phạm, các cơ quan chức năng phải đề nghị cấp trên thay thế nhân sự vào vị trí của người đó.

"Nếu cứ khởi tố, bắt giam mà chưa đình chỉ công tác, bàn giao công việc thì sẽ không phục vụ được việc tái cơ cấu", ông Hồng Anh cho biết.

Bộ trưởng Công an tiết lộ thời gian tới, Ban chuyên án sẽ mở rộng phạm vi điều tra, làm rõ việc thiếu trách nhiệm của một số cơ quan quản lý nhà nước trong vụ Vinashin. Việc đưa, nhận hối lộ (nếu có) sẽ bị đưa ra ánh sáng. Khi thấy công an vào cuộc điều tra một số cán bộ tại Vinashin lo sợ bị "sờ" tới sai phạm nên đã bỏ trốn. Tất cả đang bị cảnh sát truy nã.

Việt Nam phản đối đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc

Linh Thư

clip_image003  

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng gỡ bỏ dữ liệu vi phạm chủ quyền của Việt Nam

 

Với tinh thần, Tổ Quốc là trên hết, Chủ quyền đất nước là trên hết, toàn thể nhân dân Việt Nam:

1. Ủng hộ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng gỡ bỏ các dữ liệu tại bản đồ trực tuyến thể hiện đường yêu sách 9 đoạn bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam.

2. Việc Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc đã khai trương dịch vụ bản đồ trực tuyến mang tên Map World tại địa chỉ tianditu.cnchinaonmap.cn, trong đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam, được xem là tuyên bố sự xâm lược của nhà nước Trung Quốc đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ (2) TÍNH ĐẾN NGÀY 4/11/2010 (2699 người)

(1) Trong hai ngày 15 và 16, nhiều nhân vật nổi tiếng tham gia ký tên vào bản Kiến nghị: Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị, … Trước đó, bản Kiến nghị còn nhận được chữ ký của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư, giải thưởng Fields Ngô Bảo Châu và nhiều nhân vật khác.

(2) Ngày 17, bản Kiến nghị tiếp tục nhận được chữ ký của nhiều tướng lãnh: Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, các Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, Trần Kinh Chi, Huỳnh Đắc Hương, Trần Minh Đức, Tô Thuận, Bùi Văn Quỳ; các vị lão thành cách mạng: Lê Hữu Hà (64 tuổi Đảng), Hồ Sĩ Bằng (63 năm tuổi Đảng), Lê Hữu Đức (65 tuổi Đảng), Lê Kim Toàn (65 tuổi Đảng), Đại tá Trần Thế Dương (58 tuổi Đảng), Đại tá Nguyễn Ngọc Tất (61 tuổi Đảng), Đại tá Lê Văn Trọng (65 tuổi Đảng), …

(3) Do muốn chắc chắn e-mail đăng ký của mình đến được Bauxite Việt Nam, một số anh chị đã gửi nhiều lần. Điều đó làm cho danh sách ký Kiến nghị bị trùng lặp. Dù hết sức cố gắng, bộ phận xử lý thông tin vẫn còn để sót một vài trường hợp trùng lặp này. Khi xóa bớt tên người trùng lặp, số thứ tự đăng ký sẽ bị thay đổi. Mong các anh chị thông cảm.

Bauxite Việt Nam

Thư bạn đọc: Ôn cố tri tân

image Kính gởi anh Huệ Chi,

Nhân đọc Đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Tiến sĩ Luật, Cù Huy Hà Vũ, Việt ghi đôi dòng TÂM THƯ ĐỂ ÔN CỐ TRI TÂN (hay SUY NGHĨ VỀ ÔN CỐ TRI TÂN) để kính gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tiến sĩ Luật, Cù Huy Hà Vũ. Anh thấy được thì đăng trên trang web Boxitvn.net và chuyển giúp.

Trong lịch sử nhân loại có sự kiện Tần Thủy Hoàng đốt sách, giết học trò (sĩ tử) và Galilée bị Tòa án giáo hội La Mã xét xử, buộc phải từ bỏ quan điểm bị cầm tù và mất trong tình trạng bị mù, ở nơi tù đày!

Ở Việt Nam, Nguyễn Công Trứ đã khái quát về sự suy vong của đất nước khi:

Tướng sĩ làm ngơ,

Sĩ phu ngoảnh mặt,

Dân tình ta thán.

Sòng phẳng

Nguyễn Vạn Phú

image Khi đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu con số nợ của Vinashin là không dưới 100.000 tỷ đồng hay khi đại biểu Lê Quang Bình đặt nghi vấn nợ của Vinashin có thể lên đến 120.000 tỷ đồng, họ có cái lý của họ bởi họ đang nói đến thực thể Vinashin lâm vào khủng hoảng, phát lộ vào khoảng đầu tháng 7 năm nay.

Nhưng khi Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đăng đàn để nói về Vinashin thì ông không thể dùng những con số này được nữa vì nó không chính xác. Theo báo VnExpress, ông Ninh nói: “Căn cứ vào số liệu báo cáo của Hội đồng quản trị Tập đoàn, tổng tài sản hiện có trên sổ sách của Vinashin là 103.774 tỷ” và khẳng định: “Như vậy là toàn bộ số tiền vay của Vinashin vẫn nằm trong các dự án”.

Cách nói này không chính xác vì những điểm sau:

Lúc có quyết định tái cơ cấu Vinashin, hàng loạt công ty con của Vinashin được điều chuyển sang cho Vinalines và PVN.

Một thủ tục, ba mục tiêu

Bút Lông

image

 

hi đề cập tới trách nhiệm quản lý tập đoàn Vinashin một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị lập Uỷ ban lâm thời để điều tra. Đây là lần đầu tiên nhiều đại biểu cùng yêu cầu thực hiện một quyền giám sát của Quốc hội sau khi luật đã quy định… bảy năm!

Tại khoản 5 điều 7 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội có quy định cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho ý chí nguyện vọng nhân dân có quyền thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định. Lâu nay, đại biểu chỉ quen sử dụng một biện pháp khác để giám sát là chất vấn, trong khi nếu kết hợp với kết quả làm việc của Uỷ ban điều tra thì hiệu quả sẽ rất cao.

Thâm thủng ngân sách nhìn từ 'con tàu Vinashin'

Nguyễn Tuấn

clip_image001

 

“Con tàu Vinashin” lại được các đại biểu Quốc hội lấy làm dẫn chứng khi bàn về thâm thủng ngân sách. Ảnh: Hà Nhân.

 

TP - "Thực chất nợ công của nước ta hiện nay là bao nhiêu, đã vượt ngưỡng an toàn chưa? Việc tăng nợ công có dẫn đến phát triển thiếu bền vững?"- ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) mở đầu phiên thảo luận về thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước, sáng 3-11.

GDP tăng, nợ càng tăng

ĐB Nguyễn Minh Thuyết nói, theo báo cáo Chính phủ nợ công của nước ta tương đương 56,7% GDP, nhưng theo tính toán nếu quan niệm nợ công theo thông lệ quốc tế bao gồm cả nghĩa vụ nợ của ngân hàng, của DN nhà nước, thì nợ công không dưới 70% GDP. Báo cáo của Chính phủ cũng chưa cho biết cơ cấu của khối nợ công chiếm hơn nửa GDP có bao gồm nợ xấu không?

Nhắc lại bài học từ Vinashin, ông Thuyết nói: Hôm qua (2-11), một số đại biểu đưa đến QH những tin vui về tập đoàn Vinashin: tập đoàn này sắp xuất xưởng những con tàu hàng chục vạn tấn, vốn chủ sở hữu vẫn còn... Nghe tin này tôi rất mừng, thâm tâm tôi chỉ mong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về vụ Vinashin là không hoàn toàn chính xác, thì rất may cho nhân dân. Nhưng tôi vẫn nửa tin, nửa ngờ là lãi từ việc bán những con tàu mới đóng sẽ được bao nhiêu? Công nghệ đóng tàu thì ta chủ yếu lắp ráp, lấy công làm lãi, như vậy có đủ trả lương cho mấy chục nghìn cán bộ, công nhân không?

"Về vốn nằm trong tài sản, giống như chuyện một anh được vợ cấp vốn đi buôn, mới khuân về được mấy máy secondhand thì hết sạch vốn. Vợ hỏi: có ai đi buôn, mất sạch vốn lại còn nợ nần chồng chất như ông không thì hồn nhiên trả lời: vốn nó làm được cái nhà mình đang sống, ở mấy cái máy cũ nát kia. Cả nước làm ăn như Vinashin thì rồi đây biết bán cái gì để trả nợ?"-ĐB Thuyết nói.

Vinashin phá sản hay không phá sản?

clip_image001

TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN

TT - Đó là câu hỏi mà bản thân TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN (ảnh) – phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ủy viên Ủy ban Kinh tế – đã trả lời khác nhau trước báo chí và trước Quốc hội. Tuổi Trẻ cùng một số báo khác trở lại câu chuyện này với ông Kiên bên lề kỳ họp ngày 3-11.

* Tuổi Trẻ: Bạn đọc cho biết họ rất khó hiểu khi mười ngày trước, bên lề kỳ họp Quốc hội này ông nói “Vinashin về thực chất đã phá sản nhưng chúng ta không tuyên bố”, còn ngày 2-11 ông phát biểu ở Quốc hội rằng “Vinashin không phá sản bởi vốn chủ sở hữu vẫn còn”. Ông giải thích thế nào?

- Chúng ta đã xử lý Vinashin bằng cách chia tách nó ra, thay đổi những người điều hành, cắt bớt nhiệm vụ như là không cho nó làm kinh doanh bảo hiểm nữa... Có nghĩa là về mặt thực chất thì mình đã tái cơ cấu. Và như vậy thì đấy chính là hình thức phá sản và tái cơ cấu sau phá sản.

The Hanoist Gần như có một cuộc vùng dậy tại Việt Nam

image Phong trào bảo vệ môi trường tại Việt Nam, nổi lên vào năm ngoái nhằm phản đối việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đang sôi sục trở lại. Được thúc đẩy do vụ tràn bùn đỏ độc hại tại Hungary vào ngày 4 tháng Mười năm nay, hơn 2.000 người gồm những công dân ưu tú đã ký thêm một kiến nghị kêu gọi nhà nước ngừng những dự án trị giá gần 15,6 tỉ Mỹ kim để tránh rủi ro có thể gây ra thảm họa tương tự tại Việt Nam.

Trung Quốc và chiến lược đầu cơ đất hiếm

Mạnh Kim

image

 

hiếm 37% trữ lượng nguyên liệu đất hiếm (khoảng 36 triệu tấn) và kiểm soát đến hơn 97% sản lượng toàn cầu, Trung Quốc đang nắm lợi thế tuyệt đối trên thị trường nguyên liệu đất hiếm. Đây là kết quả một chiến lược đầu tư lâu dài mà Chính phủ Bắc Kinh âm thầm thực hiện nhiều thập niên qua…

Trung Quốc bắt đầu “lưu kho” đất hiếm từ lúc nào?

Nguồn quặng đất hiếm: Không nên kỳ vọng quá nhiều

Thanh Tuyền

clip_image001

TS Bùi Đức Thắng

 

SGTT.VN - Việt Nam có tiềm năng về đất hiếm nhưng việc khai thác nếu chỉ dừng lại ở sản phẩm thô thì giá trị kinh tế là không nhiều. Nhu cầu về loại khoáng sản này hiện cũng chưa cao. TS Bùi Đức Thắng, Tổng thư ký Tổng hội Địa chất Việt Nam chia sẻ với Sài Gòn Tiếp thị như vậy.

TS Thắng cho biết, đất hiếm được dùng rộng rãi trong đời sống bình thường và đặc biệt trong các ngành công nghệ cao. Một số công dụng của đất hiếm: công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thuỷ tinh, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ôtô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar, công nghiệp hạt nhân, đối ứng với biến đổi khí hậu…

Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về đất hiếm, vậy hiện nay đã có thăm dò chính thức nào về trữ lượng đất hiếm này chưa thưa ông?

Ở Việt Nam kết quả nghiên cứu tìm kiếm đất hiếm từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (thuộc tỉnh Lai Châu), Mường Hum (Lao Cai) và Yên Phú (Yên Bái), dọc bờ biển miền Trung.

Dự báo trữ lượng đất hiếm của mình khoảng dưới 1 triệu tấn, nhưng đánh giá thăm dò chính xác thì chưa có.

Hiện nay đã có nơi nào ứng dụng đất hiếm trong đời sống, sản xuất?

Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, chế tạo hợp kim gang, thủy tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ôtô... nhưng cho tới nay vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.

Không nên kỳ vọng quá vào đất hiếm

  clip_image001
 

Đất hiếm có mặt trong nhiều sản phẩm công nghệ cao

Chính phủ Việt Nam vừa quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác hợp tác trong việc khai thác đất hiếm ở trong nước.

Hai bên cũng có kế hoạch lập liên doanh khai thác đất hiếm ở Đông Nam Á, tuy không nói rõ chi tiết.

Nhật Bản đang hướng tới Việt Nam như nguồn cung cấp đất hiếm - vốn được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao như máy tính xách tay, điện thoại di động, xe hơi hybrid v.v., nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, nước cung cấp 97% lượng đất hiếm cho toàn cầu.

Tuy nhiên theo Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, không nên kỳ vọng quá nhiều, rằng bán đất hiếm sẽ thay đổi đáng kể nền kinh tế của Việt Nam.

TS Nguyễn Khắc Vinh: Đất hiếm là khoáng vật, gồm có 17 nguyên tố. Nó được sử dụng trong nhiều công nghệ cao, từ ngành vô tuyến, hàng không, cho tới chế tạo ô tô, gốm sứ, v.v.

Thí dụ khi làm ấm chén sứ chẳng hạn, có đất hiếm sẽ làm cho hình thức sản phẩm sáng đẹp hẳn lên.

Cả 17 loại nguyên tố đất hiếm đều hiện diện ở Việt Nam.

Sổ tay thường dân – Lỡ Một Chuyến Tàu

Cả dân tộc bước ra biển lớn.

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tôi rất ngại chuyện đánh răng, rửa mặt. Tắm, gội, giặt giũ – tất nhiên – cũng không lấy gì làm hào hứng lắm. Kẻ xấu miệng nói như vậy là ăn dơ, ở bẩn, người biết chuyện thì giải thích rằng tại tôi không phải mạng Thủy nên sợ nước. Riêng tôi, đôi lúc, lại trộm nghĩ rằng đây là nỗi sợ chung của quốc dân đồng bào chứ chả riêng ai. Coi:

“Tắm thì ra sông, ra ao.  Người già không thể bơi lội được thì ở nhà, lấy nước ở bể nước mà con cháu gánh về, dội ít gáo… Rửa mặt thì có khăn cũng được, không thì dùng bàn tay mà rửa, rồi vuốt một cái. Rửa chân thì rửa bùn đất ở ao hay nước cạnh bếp, đợi một lát cho khô khi bước lên giường thì ngồi buông thõng chân xuống, xoa vào nhau cho hết bụi cát, là rửa chân cạn. Đánh răng là chuyện không thấy ai nói đến.” (Lê Văn Siêu. “Truyền Thống Dân Tộc. Trang127& 128 ) *

Khỏi đánh răng luôn, cho nó đỡ phiền, là chuyện cũng … bình thường thôi nhưng rửa chân bằng cách “xoa xoa vào nhau cho hết bụi cát” thì quả là vô cùng giản tiện. Những bộ tộc sống trong vùng sa mạc Sahara (như Tubu, Nubians, Zaghawa, Kanuri, Peul hay Fulani, Hausa và Songhai) nếu biết được tục lệ “rửa chân cạn” lạ lùng và độc đáo này – chắc chắn – sẽ đều phải thích thú gật gù tán thưởng, và chân thành tỏ lòng ngưỡng mộ. Nhiều ông, nhiều bà dám còn ước mơ (qua đêm) bỗng biến luôn được thành người Việt – cho nó khoẻ!

"Đòi nợ" luật biển

Lan Anh

image Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc phòng của Quốc hội, ông Lê Quang Bình cho rằng, để bảo vệ an toàn cho ngư dân, Quốc hội không thể trù trừ mãi việc thông qua luật biển, không thể cứ vin lí do tế nhị mà gác lại.

ĐBQH cần được thông tin chính xác về tình hình Biển Đông

Thưa ông, vì sao những vấn đề nóng liên quan trực tiếp đến đời sống  người dân, an ninh quốc gia như chủ quyền biển đảo, an toàn cho mạng sống ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ... vẫn chưa được đưa vào nghị trình chính thức tại kỳ họp QH lần này?

Vấn đề này nhạy cảm vì liên quan đến an ninh quốc gia và đối ngoại. Dân ta cũng hiểu biết và được sự đồng thuận nhưng vì tôn trọng ý kiến lãnh đạo và tập thể nên thôi.

Miền Trung ơi! Người đã bị thí mạng?!

Võ Thị Hảo

imageĐọc bài "Miền Trung ơi..." của Võ Thị Hảo mà không nén được những giọt nước mắt cứ trào ra trong khóe mắt. Giá như chị so sánh thêm với tình trạng nhiệt điện của Việt Nam thì còn thấy tủi nữa. Các nhà máy nhiệt điện ở nước ta bây giờ đang trong tình trạng èo uột, vận hành cầm chừng, Nhà máy nhiệt điện Cái Lân (thuộc Vinasin)  khi mua là nhà máy cũ của TQ, về chạy được vài tháng đã hỏng, nằm chết dí. Bao nhiêu than ở Quảng Ninh thì người ta nhân danh Nhà nước hồ hởi đem bán hết cho "nước lạ" không hề tiếc xót cho đất nước một mảy nào. Mà cái kẻ dâng hết của nổi của chìm cho nước người ấy, than ôi, giờ đây lại đang được lệnh Nhà nước đào một cái hồ bùn đỏ khổng lồ ở Tây Nguyên. Để làm gì nhỉ? Phải chăng để dâng nốt những mẻ quặng bauxite mà lòng đất Tây Nguyên đang cất trữ cho cái ông láng giềng tham lam vô đáy, giống như họ đã vét sạch than Quảng Ninh đem về nước họ để trả lại cho chúng ta một vài nhà máy nhiệt điện vô hồn. Nhưng ở đây cái họ "trả lại" là cả một túi hóa chất độc hại treo lơ lửng trên dầu người dân, không biết sẽ đổ ụp xuống lúc nào. Thì ra, ngẫm cho kỹ, chức năng của những EVN, TKV... những tập đoàn nhà nước này nọ lấy mục tiêu vì dân làm phương châm cốt tủy rối cục là "vì dân" như thế đó.
Vừa chán vừa sợ. Cứ tưởng tượng đến một thời điểm nào đó – làm sao mà tránh khỏi? – quả bom bùn đỏ tây Nguyên nổ, hàng loại bom nước miền Trung nổ, đập thủy điện Hòa Bình, Sơn La... bị phá hoại, nhất tề nổ cùng một lúc, thì Biển Đông chả đủ chỗ cho 90 triệu xác chết của dân Việt.

Đặng Thị

Biển đảo và các thế lực ở Châu Á

Jonathan Marcus

Phóng viên ngoại giao BBC

clip_image001  

Tranh chấp quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku làm căng thẳng quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản

 

Trong mấy tuần gần đây, một số quần đảo nằm dọc theo Thái Bình Dương đã gây ra những cuộc cãi vã ngoại giao.

Nhật Bản nằm ở trung tâm của cuộc tranh cãi khi trước hết họ bắt thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku, người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Sau đấy Tokyo lại bất bình với Nga. Nhật Bản mạnh mẽ phản đối chuyến thăm của Tổng thống Dmitry Medvedev trong tuần này tới quần đảo Kuril mà người Nhật gọi là Lãnh thổ phía Bắc.

Những đảo này bị quân Liên Xô chiếm trong giai đoạn Thế Chiến II kết thúc nhưng Nhật Bản vẫn tuyên bố chủ quyền.

Một loạt các tranh cãi khác về biển đảo thỉnh thoảng lại nổ ra, nhất là ở Biển Đông.

Động cơ của những cãi vã này khá phức tạp, từ những quan ngại kinh tế về tiềm năng dầu khí và khoáng sản dưới lòng biển tới các toan tính chiến lược và chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ.

Sức mạnh hải quân

Quy tắc ứng xử mới cho Biển Đông?

  clip_image001
 

Đại sứ Lưu Kiến Siêu được trích lời nói Trung Quốc sẵn sàng bàn về một văn kiện mới liên quan đến Biển Đông

Truyền thông Philippines đưa rằng Trung Quốc và Asean đang chuẩn bị bàn lại về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông nhằm hạn chế nguy cơ xung khắc quân sự.

Truyền hình GMA News của Philippines hôm 3/11 đưa tin rằng Asean và Trung Quốc "tiến gần lại một quy tắc ứng xử về Trường Sa".

Theo nguồn tin này, việc ký kết Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Tuyên bố chung về Đối tác Chiến lược Asean- Trung Quốc tại Hà Nội hôm 30/10 vừa qua sẽ đi đến chỗ đưa vào thực tế Quy tắc Ứng xử về vùng biển tranh chấp.

Người ta dự kiến Quy tắc này sẽ có tác dụng pháp lý với các nước tham gia.

Quan chức từ Phủ Tổng thống Philippines, ông Ricky Carandang được trích lời hôm 21/10 vừa qua nói rằng các nước liên quan sẽ họp trước khi hết năm 2010 để bàn về Tuyên bố chung.

Ông Carandang tin rằng việc áp dụng mang tính bắt buộc về pháp lý Quy tắc Ứng xử là cần thiết cho việc định hình Thị trường chung Asean vào năm 2015.

DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ (2) TÍNH ĐẾN NGÀY 3/11/2010 (2617 người)

(1) Trong hai ngày 15 và 16, nhiều nhân vật nổi tiếng tham gia ký tên vào bản Kiến nghị: Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị, … Trước đó, bản Kiến nghị còn nhận được chữ ký của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư, giải thưởng Fields Ngô Bảo Châu và nhiều nhân vật khác.

(2) Ngày 17, bản Kiến nghị tiếp tục nhận được chữ ký của nhiều tướng lãnh: Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, các Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, Trần Kinh Chi, Huỳnh Đắc Hương, Trần Minh Đức, Tô Thuận, Bùi Văn Quỳ; các vị lão thành cách mạng: Lê Hữu Hà (64 tuổi Đảng), Hồ Sĩ Bằng (63 năm tuổi Đảng), Lê Hữu Đức (65 tuổi Đảng), Lê Kim Toàn (65 tuổi Đảng), Đại tá Trần Thế Dương (58 tuổi Đảng), Đại tá Nguyễn Ngọc Tất (61 tuổi Đảng), Đại tá Lê Văn Trọng (65 tuổi Đảng), …

(3) Do muốn chắc chắn e-mail đăng ký của mình đến được Bauxite Việt Nam, một số anh chị đã gửi nhiều lần. Điều đó làm cho danh sách ký Kiến nghị bị trùng lặp. Dù hết sức cố gắng, bộ phận xử lý thông tin vẫn còn để sót một vài trường hợp trùng lặp này. Khi xóa bớt tên người trùng lặp, số thứ tự đăng ký sẽ bị thay đổi. Mong các anh chị thông cảm.

Bauxite Việt Nam

Bảy phút sự thật

Nguyễn Quang Lập

image Bác Phùng Quán có bài báo “Ba phút sự thật”, đó là một trong những bài báo hay nhất của bác Quán, tui học theo bác lấy cái đầu đề gọi là “Bảy phút sự thật” nhưng chỉ viết blog chơi vui thôi chứ viết báo chắc nỏ có báo mô đăng.

Đó là bảy phút đăng đàn của bác Nguyễn Minh Thuyết trước Quốc hội về vụ Vinashin. Thực ra bác Thuyết đã có nhiều phút sự thật mỗi khi bác cất tiếng trước Quốc hội rồi. Ấn tượng nhất đối với tui là 10 phút phát biểu của bác về Bauxite Tây Nguyên tại Quốc hội. Nó hay đến nỗi tui coi đó là mẫu mực của sự phản biện. Tui phải mở băng cạy cục chép lại nguyên xi rồi đưa lên blog cho bà con coi. Tui nhớ cách đây một năm, trong hơn 2000 chữ kí kiến nghị đình chỉ Bauxite Tây Nguyên không có chữ kí của bà Nguyễn Thị Bình và hàng chục tướng lĩnh như bây giờ. Tại Quốc hội quanh đi quẩn lại cũng chỉ ba bác: Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng còn lại đều im hơi lặng tiếng. Đến nỗi bác Nguyễn Lân Dũng phải kêu lên: “Tôi cảm thấy lẻ loi”. Nhưng bây giờ khác rồi, tiếng nói của bác Thuyết không còn lẻ loi nữa. Các đại biểu Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan, Huỳnh Ngọc Đáng, Lê Thị Nga… mỗi người một ý đã giúp cho lời có cánh của bác Thuyết được cất cánh. Tui ngồi xem ti vi mà sướng rêm, vỗ đùi đánh đét, nói a, mình sai rồi, các cụ nghị nhà ta đa phần không phải nghị gật. Vì miếng cơm manh áo mà đành làm ông nghị ngậm thôi chứ không phải nghị gật. Số phiếu áp đảo đình chỉ dự án tàu cao tốc đã chứng minh điều đó.

Cơ chế Thủ tướng chủ quản?

Nguyễn Quang A

clip_image003

 

"Chúng sử dụng quá nhiều nguồn lực của nhà nước nhưng mang lại thành tích rất không tương xứng". Ảnh Lao Động.

 

Với mấy chục bộ và 19 tập đoàn tổng công ty như vậy, số đầu mối mà Thủ tướng phải trực tiếp điều khiển là quá lớn, vượt quá khả năng của một người, dẫu tài giỏi đến đâu.

Phiên họp của Quốc hội đã thực sự nóng khi có đại biểu kiến nghị lập Ủy ban điều tra về Vinashin và bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ vào cuối kỳ họp này. Đấy là những kiến nghị hợp pháp nhưng chưa rõ sẽ có được thực hiện không.

Vinashin, với khoản nợ lúc đầu được cho là 86 ngàn tỷ đồng, nay có thể lên 120 hay 130 ngàn tỷ (khoảng 4,5- 5% GDP). Không nghiêm túc cải tổ một cách quyết liệt các tập đoàn kinh tế nhà nước, sẽ có thể có thêm các Vinashin khác và có thể nguy hiểm cho nền kinh tế nước nhà. Chúng sử dụng quá nhiều nguồn lực của nhà nước nhưng mang lại thành tích rất không tương xứng. Có lẽ, từ bài học Vinashin, đã đến lúc chúng ta phải xem lại cụm từ "kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo".

Trước kia các tổng công ty còn do các Bộ (và một vài địa phương) quản lý trực tiếp (tức là Bộ là đại diện chủ sở hữu nhà nước, quyết định về nhân sự, kế hoạch..., giám sát hoạt động của chúng) vì thế người ta gọi là các bộ chủ quản. Cơ chế này có nhiều khiếm khuyết và bị kiến nghị hủy bỏ.

Với các tập đoàn (mà thực ra vẫn là các tổng công ty nhà nước có gắn thêm hai chữ “tập đoàn”) và các tổng công ty 91, các Bộ chủ quản trước kia nay mất các quyền quản lý đó mà chỉ tập trung vào quản lý nhà nước về ngành mình phụ trách.

Vinashin: "Nóng rẫy" bài học quản trị doanh nghiệp

TS. Đào Văn Khanh, Trường Đại học Cần Thơ

clip_image001(VNR500) - Ở Vinashin, việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp hoàn toàn không được xem trọng. Vấn đề quản trị và quản lý công ty một lần nữa cần được xem xét lại.

Trong những ngày qua, vụ việc vỡ nợ của Vinashin đã thu hút sự quan theo dõi đặc biệt của nhiều tầng lớp công chúng khắp cả nước. Tin tức liên tục cập nhật trên báo đài cũng như những nhận định, phân tích của các thành viên chính phủ, Quốc hội và những nhà nghiên cứu/chuyên gia độc lập đã gióng lên những hồi chuông báo động về sự buông lỏng của các cấp quản lý nhà nước và bản thân tập đoàn Vinashin.

Sự việc trở nên nghiêm trọng đến nỗi đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đề nghị "bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan" cùng với việc "lập ủy ban lâm thời" phục vụ việc điều tra, đồng thời "đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra" (Báo Tuổi trẻ ngày 02/11/2010).

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn