Thái độ chính trị

Blogger Mẹ Nấm

image Hai ngày sau khi CNN phát sóng phóng sự Vietnam Internet Crackdown, một người quen sơ gặp tôi tại siêu thị và nói với tôi một cách rất bí mật:

- Anh vừa thấy em trả lời phỏng vấn trên CNN. Sao em gan quá vậy? Em nói như vậy mà không sợ an ninh sẽ làm khó dễ sao?


Tôi hỏi lại : - Em nói cái gì sai mà phải sợ khó dễ hả anh?

- Ờ thì em không nói sai, nhưng mà em phải biết là Việt Nam có hẳn nguyên một bộ phận ngồi chắt lọc thông tin trên thế giới đưa ra, em nói vậy là em chết rồi.

Câu chuyện chạy chức ở Bộ Giáo dục và Đào tạo

Văn Nga

Kính gửi : Ban Biên tập trang mạng Bauxite Việt Nam

Vấn nạn chạy chức, chạy quyền và tham nhũng, hối lộ đang gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Trong mỗi cơ quan, đơn vị, trường học... cũng luôn có những vấn đề gây tranh cãi.

Có điều, như nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận, và báo chí cũng đã đưa công khai, đó là các vụ án chạy chức chạy quyền, tham nhũng, hối lộ đa số do quần chúng và báo chí phát hiện. Tại sao các cơ quan luật pháp, cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, các tổ chức Đảng cơ sở không phát hiện được các hiện tượng tham nhũng, chạy chức tại địa phương, đơn vị mình?

Chúng tôi – một số cán bộ giáo viên của Trường ĐH Hà Nội xin gửi bài viết này đến Quý mạng – Tiếng nói ngôn luận mà chúng tôi tin tưởng. Chúng tôi hy vọng rằng bằng nghiệp vụ và chức năng của mình, Quý mạng sẽ làm sáng tỏ những bức xúc, nghi vấn của chúng tôi trong “câu chuyện chạy chức ở Bộ Giáo dục và đào tạo” mà chúng tôi gửi kèm theo đây. Chúng tôi khẳng định đây là những tài liệu thật.

Chúng tôi hy vọng rằng sự việc này sẽ được dưa ra công luận.

Xin chân thành cảm ơn.

Kính thư.

Văn Nga - Đại diện cho một số GV ĐHHN

Chuyện bằng Tiến sĩ của ông Ân, một hồi kết có hậu

Nguyễn Quang Minh

image Tôi xin được mất thêm một chút thì giờ nữa về chuyện dài nhiều tập này, với giả dụ một hồi kết có hậu.

Sau khi viết bài Chuyện bằng tiến sĩ của ông Ân chưa chấm dứt, với luân cứ, đó là bằng dỏm chứ không phải là bằng giả, mà đòi hỏi sự công bằng đối với ông, là tôi có ý chờ phản ứng mạnh của bạn đọc và quý vị thức giả. Tức là bị mắng cho một trận là kẻ dở hơi.
Cũng may. Nay lại có bài viết của thầy Hà Văn Thịnh từ Huế, nhưng thầy bàn về khía cạnh khác. Vậy tôi xin chạy sau tiếp sức thầy, coi như một ‘dịch vụ ăn theo’ rất phổ biến hiện nay. Cốt để bàn thêm thôi.

Nghĩ từ đề án “20.000 Tiến sĩ”

Ban biên tập hoangsa.org

clip_image002Sau “phi vụ” dự án đường sắt cao tốc xuyên Việt làm người dân lo đứng lo ngồi, đến nay, dường như muốn tiếp tục thử thần kinh người dân, và cũng để thử khả năng phản biện của xã hội, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình khủng: Đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, theo đó phấn đấu đến năm 2020 sẽ đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 Tiến sĩ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

Cụ thể, trong 10 năm, từ năm 2010-2020, khoảng 10.000 Tiến sĩ sẽ được đào tạo tại các trường đại học có uy tín trên thế giới (Từ năm 2010 đến 2013 mỗi năm tuyển chọn từ 800 -1.200 nghiên cứu sinh; từ năm 2014 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn từ 1.300-1.500 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài; khoảng 3.000 Tiến sĩ sẽ được đào tạo theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài (Từ năm 2010 đến năm 2013 mỗi năm tuyển chọn 300-350 người; từ năm 2014 trở đi bình quân mỗi năm tuyển chọn 450 người); khoảng 10.000 Tiến sĩ được đào tạo ở trong nước (Từ 2010 đến 2015 mỗi năm tuyển chọn 1.200-1.500 nghiên cứu sinh; từ năm 2016 bình quân mỗi năm tuyển chọn 1.500 nghiên cứu sinh).

Vinashin – thêm một bài học về chứng vĩ cuồng

T.T. Bản

image image

Năm 2004 Vinashin ký được hợp đồng đóng 15 con tàu 53 000 dwt với Graig Investment Limited. Giá mỗi con tàu đã ký là 26,5 triệu USD, theo tính toán của Vinashin lúc đó, họ chỉ lời 0,33 triệu mỗi chiếc, tức 1,2% giá trị hợp đồng. Con số này có thể dễ dàng chuyển từ dương sang âm khi có bất kỳ một biến động nhỏ về giá đầu vào. Tuy nhiên, mục tiêu của Vinashin lúc đó không phải là lợi nhuận mà là cần giành được hợp đồng để tạo uy tín khi bước vào sân chơi quốc tế. Đấy là một quyết định đáng hoan nghênh.

Chủ tịch tỉnh cởi truồng

Trương Duy Nhất

clip_image002

Đó là những bức ảnh khỏa thân. Ừ mà khỏa thân e chưa trúng, phải nói là cởi truồng lõa lồ. Hình ảnh một ông Chủ tịch tỉnh nằm trần truồng trên giường trong nhiều tư thế rất tục tĩu sau khi hành sự xong.

Đó là hình ảnh ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Vụ án mua bán dâm trẻ vị thành niên là học sinh của ông Hiệu trưởng Sầm Đức Xương đang gây ầm ĩ dư luận. Cơ quan điều tra, và cả cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng cũng đang tiến hành thẩm tra xác minh xem ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô có đúng là người mua dâm như lời khai của các bị can trong vụ án?

Làm sao Chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?

Lê Nhung

clip_image002 ĐBQH Lê Văn Cuông (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Ngay sau phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ Sáu vừa qua, ông Lê Văn Cuông đã nhận được điện thoại của Chủ tịch Hà Giang "trách" việc ông đưa chuyện Hà Giang lên diễn đàn Quốc hội. Đoàn ĐBQH Hà Giang cũng gửi công văn "chất vấn ngược" ông Cuông.

"Nhưng tôi nói là dựa trên căn cứ, có cơ sở chứ không vì định kiến với ai", Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Văn Cuông chia sẻ.

Ông Cuông nói: Ngay từ khóa XI, tôi đã có dịp lên thăm Hà Giang, đến vùng núi đá tai mèo để tận mắt tìm hiểu cuộc sống người dân, học hỏi một số kinh nghiệm hay về phổ biến cho bà con sống ở vùng cao Thanh Hóa.

Chuyện lạ

Nguyễn Vạn Phú

image

Chuyện lạ kiểu này ở VN bây giờ có nhiều quá. Đâm ra không... lạ nữa rồi!!!

Phan Hoàng

Tuần rồi có mấy chuyện lạ.

Trước hết, Nghị định 25/2010 mới ban hành vào hồi tháng 3 năm nay ghi rõ: Thành viên Hội đồng thành viên (ở các công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên) “Không là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội...”.

Bổ nhiệm ông Trương Chí Trung vào chức vụ Thứ trưởng Bộ Tài chính là vi phạm Luật Công chức 2008 và Nghị định 35/2005NĐ-CP, Nghị định Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

Phúc Lộc Thọ

clip_image001

Trường hợp ông Trương Chí Trung vi phạm kỷ luật lại được bổ nhiệm trước thời hạn án kỷ luật của ông kết thúc, trái với các luật và Nghị định đã ban, chứng tỏ một cách làm việc hết sức tắc trách, cũng chứng tỏ quan hệ giữa các cá nhân trong “bộ máy” giờ đây là quan hệ không theo đạo lý thông thường mà đã trở nên bất chấp quy luật, hậu quả là quanh đi quẩn lại rồi cũng chỉ có chừng ấy khuôn mặt, đụng đâu hỏng đấy, bới đâu cũng tòi ra tham nhũng. Một bộ máy như thế liệu sẽ đưa đất nước đến đâu?

Bauxite Việt Nam

- ÔNG TRƯƠNG CHÍ TRUNG MỚI BỊ KỶ LUẬT VỀ ĐẢNG TRÊN CƯƠNG VỊ ỦY VIÊN BAN CÁN SỰ ĐẢNG; TRONG KHI ĐÓ ÔNG LẠI VI PHẠM KỶ LUẬT TRÊN CƯƠNG VỊ CHÍNH QUYỀN LÀ THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH. VỀ NGUYÊN TẮC KHI MỘT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐÃ BỊ KỶ LUẬT VỀ ĐẢNG THÌ PHẢI BỊ KỶ LUẬT CHÍ ÍT TƯƠNG ĐƯƠNG VỀ MẶT CHÍNH QUYỀN! KHÔNG RÕ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH ĐÃ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT NÀY CHƯA? NẾU CHƯA, CÓ VI PHẠM LUẬT CÔNG CHỨC KHÔNG? VÌ ĐIỀU LỆ ĐẢNG QUY ĐỊNH: ĐẢNG KHÔNG LÀM THAY NHÀ NƯỚC!

Thêm người Việt săn tê giác bị tù ở Nam Phi

clip_image001 Tê giác ở Công viên quốc gia Kruger của Nam Phi

Để khỏi tuyệt chủng các loài thú quý cũng như những cánh rừng nhiệt đới của Việt Nam, người dân Việt mỏi cổ ngóng trông loại tòa án nghiêm minh như ở Nam Phi sớm hiện diện trên đất Việt. Mặt khác, đây là lời nhắn với các nước có thú quý đang được bảo tồn trong các khu vườn quốc gia: Nếu thấy người Việt là công dân nhập cư vào lãnh thổ của quý vị, xin hãy điện khẩn cho các đội bảo vệ vườn thú, rừng hoang tăng cường cảnh giác lên năm lần; còn thấy người Việt là quan chức thì hãy nâng cao cảnh giác lên mười lần, bởi về ngón luồn lách buôn một bán trăm thì họ thạo hơn dân đen rất rất nhiều. Và một khi họ phạm tội bị bắt quả tang xin chớ có trục xuất, quý vị có biết vì sao không? Luật pháp nước tôi “nhân đạo” với các quan lắm.

Bauxite Việt Nam

Ứng xử của Việt Nam khi Mỹ quan tâm đến vấn đề Biển Đông

Đức Tâm

clip_image001

Theo Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ được công bố hồi tháng Năm vừa qua, liên quan đến châu Á - Thái Bình Dương, Hoa Kỳ chủ trương thúc đẩy các lợi ích chung thông qua các quan hệ liên minh, củng cố vai trò của các tổ chức đa phương, đặc biệt là Hiệp hội Đông Nam Á, ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Trong tinh thần này, Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton sẽ sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Khu vực châu Á, ARF, được tổ chức từ 19 đến 23/07/2010. ARF là diễn đàn an ninh quan trọng nhất trong khu vực.

Một nghiên cứu sinh tại Úc góp ý bài trả lời phỏng vấn của GS Nguyễn Xuân Hãn

Kính chào bác Huệ Chi,

image Cháu đang làm nghiên cứu sinh tại Úc, chuyên ngành kinh tế. Đọc bài trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ trẻ của GS TSKH Nguyễn Xuân Hãn được đăng lại trên BVN (“Câu chuyện giáo dục: bịt lỗ hổng để không có Tiến sĩ rởm”, 05/7/2010), thú thật cháu hơi hoảng, vì không biết vị GSTSKH này phát biểu có dựa trên một cơ sở khoa học nào hay không? Hay chủ yếu đây là những đề xuất theo quan điểm của riêng ông?

Cháu xin đưa ra đây một số điểm chưa chính xác của bài viết:

1. "Theo tiêu chuẩn quốc tế, một luận án Tiến sĩ đạt chuẩn, phải có ít nhất là hai công trình đăng ở tạp chí chuyên ngành được quốc tế thừa nhận". Cháu không biết tiêu chuẩn này GS lấy ra từ đâu? Việc đăng công trình trên tạp chí khoa học có thể là yêu cầu đối với một số trường hay một số ngành học, song không phải trường nào và ngành học nào cũng bắt buộc điều này. Theo cháu được biết, luận án TS có hai loại, một loại là kết hợp hệ thống hóa 2 hay nhiều bài báo khoa học cùng chủ đề đã được đăng trên tạp chí thành một luận án rồi nộp. Loại thứ hai chỉ yêu cầu thuần túy làm luận án (nếu có kết hợp viết thêm bài đăng báo thì luận án càng dễ được chấp nhận nhưng không có cũng không sao).

Một bản HIẾN PHÁP mới: Lựa chọn duy nhất và khôn ngoan của dân tộc Việt Nam chúng ta lúc này

Hà Trí Anh

image Một điều quan trọng hơn hết mọi điều mà hầu hết người Việt Nam chúng ta, gần như ai cũng hiểu, cũng biết. Điều đó là: Để Việt Nam hóa rồng, trở thành một nước công nghiệp mới với những thành tựu về kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (và tất nhiên là cả Nhật Bản - nước phát triển hàng đầu châu Á, hàng thứ hai thế giới; nhưng tầm của Nhật Bản là quá cao đối với Việt Nam chúng ta; chúng ta chỉ ước mơ được như Nhật Bản sau khi Việt Nam chúng đạt được tầm của Hàn Quốc), thì chỉ có một cách duy nhất là Việt Nam chúng ta nhất thiết phải kiến tạo được một bản HIẾN PHÁP mới thực sự là của toàn thể nhân dân Việt Nam, do toàn thể nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng, và biểu quyết thông qua.

Có thể khẳng định rằng, đây là lựa chọn duy nhất, tối hậu mà Việt Nam không thể không làm nếu muốn tiếp tục đưa đất nước đi lên. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác.

Nước đến chân mới nhảy?

Nguyễn Quang A

image Xét về tổng tài sản, nguồn lực của các doanh nghiệp nhà nước thì hơn 20 tập đoàn và tổng công ty vừa được chuyển đổi mấy ngày qua chiếm tỷ lệ áp đảo. Hiểu theo nghĩa đó có thể nói là nước đến chân mới nhảy cũng được, nhưng đó chỉ là bề ngoài.

Còn một lý do rất xác đáng (mà người ta không muốn nói ra) để lý giải cho sự cập rập, “nước đến chân mới nhảy” này: dưới Luật doanh nghiệp nhà nước (2003) hay dưới sự giao thời, tranh tối tranh sáng thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ “thuận lợi” hơn. Và họ cố gắng tranh thủ sự “thuận lợi” đó cho đến những ngày cuối cùng và đến hạn chót buộc phải làm thì họ mới làm, nước đến chân thì họ mới nhảy.

Trước khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (1-7-2006) người ta ồ ạt thành lập các tập đoàn mà cho đến tận ngày nay vẫn còn bàn cãi về khung pháp lý cho chúng. Theo luật hiện hành không có thực thể pháp lý nào là tập đoàn cả, vì thế việc thành lập chúng là việc tù mù (nếu không nói là bất hợp pháp, một từ mà tôi đã dùng từ giữa 2006 khi bình luận về vài tập đoàn đầu tiên), tạo ra sự mơ hồ rất “thuận tiện” cho các nhóm lợi ích.

Nguyễn Quang A

Về vụ việc chỉ đạo rút vật tư trong tu bổ di tích ở Thanh Hoá: Đấu tranh với ngụy biện!

Ngân Hà

Trong tháng 5 và tháng 6/2010, dư luận bức xúc sau khi một loạt các báo: Pháp luật Việt Nam, Đời sống & Pháp luật, Bảo vệ pháp luật, Gia đình & Xã hội, Đại đoàn kết, Xây dựng & pháp luật, Quê hương ngày nay… phản ánh về ông Ngô Hoài Chung – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VH TT&DL) Thanh Hóa có hành vi cố ý làm trái pháp luật chỉ đạo đơn vị thầu thi công “dự án” chống xuống cấp đình Động Bồng thay đổi chủng loại vật tư từ gỗ lim theo dự kiến ban đầu sang 11,4m3 gỗ Bạch đàn, loại gỗ thường dùng làm diêm, làm giấy, để “chống xuống cấp” di tích cấp quốc gia này với hy vọng di tích “trụ” được thêm 10 năm!

Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên bắt giữ và xua đuổi tàu cá Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ

image Thưa PTT Phạm Gia Khiêm. Rõ ràng là Hội nghị song phương lần thứ ba vừa mới chấm dứt, bản tuyên bố chung giữa hai bên do ông đại điện bên Việt Nam ký vào chưa ráo mực, thế mà ông anh “4 tốt” đã ngang nhiên lộng hành trên biển Đông, bắt ngư dân nước ta như giữa chỗ không người. Họ vuốt mặt mà không nể mũi ông rồi. Ông ký để cho dân nhờ, dân ai chẳng tin thế, hóa ra ký để mà chơi, chữ ký của ông nào có hiệu lực gì đâu. Họ làm thế cốt để “giải thiêng” các ông, nghĩa là để cho dân chúng Việt Nam nhìn rõ mồn một các thứ hiệp ước tay đôi mà các ông chỉ muốn vin vào để trấn an dân, thực chất là vô giá trị. Họ còn cốt bôi lem ông cũng như đã bôi lem ông Bộ trưởng Quốc phòng hồi đầu tháng Năm, đợi cho ông ấy vừa lên tiếng “Tôi thấy biển Đông yên tĩnh” là lập tức tàu ngư chính của họ xông ra đâm chìm tàu cá đảo Lý Sơn để ông Bộ trưởng Quốc phòng rơi vào tình thế há miệng mắc quai.

Không biết các ông ở trên cao có nhìn ra những tín hiệu phiền lòng này không chứ dân chúng thì xôn xao dữ lắm. Kẻ cầm cân nẩy mực mà nói và làm điều gì cũng bị đối tác lật tẩy thì phỏng việc đi qua về lại như mắc cửi của các ông giữa Hà Nội và Bắc Kinh còn ý nghĩa gì? Sao các ông không sớm rút kinh nghiệm để tính một phương án khác. Chẳng lẽ các ông chỉ còn duy nhất một phương án ôm chặt “16 chữ vàng” làm nhật tụng cho tai qua nạn khỏi? Như thế là hạ sách rồi đấy, hay nói như nữ sĩ Hồ Xuân Hương “Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm” đấy các ông ạ.

Bauxite Việt Nam

Nhà nông gian nan đưa con lên 'kinh' ứng thí

Hoàng Thùy

clip_image001

Ở điểm thi ĐH tại Trường tiểu học Thái Thịnh, những người cha, người mẹ chân đất gọi nhau bằng những cái tên trìu mến như "bà tấn rưỡi", "ông tấn hai". Ảnh: Hoàng Thùy.

Mang nhiều đồ nên hai mẹ con đi hai xe ôm đến điểm thi, được một lúc thì hai xe mất dấu, bà Hoa hốt hoảng sợ "mất con", bắt xe ôm quay lại, lòng vòng tìm kiếm.

Quê ở Vũ Thư, Thái Bình, nhà làm nông nên bà Nguyễn Thị Hoa quanh năm chỉ biết làm bạn với cái cày, cái cuốc. Chưa một lần được lên phố thế mà bà lại được giao trọng trách đưa cô con gái ra Hà Nội thi đại học vì lẽ "đàn bà con gái biết chi tiêu hơn".

Đi từ tờ mờ sáng, đến trưa thì xe tới bến. Hai mẹ con vừa bước xuống, đồ đạc còn lỉnh kỉnh, lái xe ôm đã tranh nhau mời mọc, tranh nhau xách đồ. Bà Hoa tặc lưỡi, thôi thì mình nhà quê, đường sá có biết gì nên nhờ họ vậy.

Sợ đi chung xe, "bị công an bắt thì bà trả tiền đấy nhé", bà Hoa tá hỏa bởi bà ở nhà quê, tiền đưa con đi thi còn phải giật gấu vá vai lấy đâu ra mà trả công an.

Vậy là đành thuê 2 xe, mỗi xe chở một người giá 30.000 đồng cho an toàn, dù quãng đường bà dò hỏi chỉ là 2 km. Xe bon bon chạy, lúc đầu còn thấy hai ông xe ôm đi cạnh nhau, được một lúc bà không để ý, quay lại đã không thấy con gái đâu nữa. Bà Hoa hốt hoảng hét lái xe dừng lại tìm con.

Hỏi chuyện một người dân: Thi xong, tất cả lại về

Phùng Nguyên Thực hiện

clip_image001

Chị Bùi Thị Lại.

TP - Chị Bùi Thị Lại, ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội dậy từ sáng sớm để đưa em trai lên trung tâm thành phố đi thi. Ba năm liên tiếp chị đều đưa em trai đi thi.

Chị Bùi Thị Lại bảo:

- Thằng em trai em thi ba lần hỏng cả ba. Nhưng nó vẫn quyết tâm thi lần thứ tư. Nó bảo: giỏi như ông Tú Xương còn hỏng thi 7 lần, em mới 3 lần, có sao đâu “khoa này thi hỏng có khoa sau”. Bố mẹ em cũng quyết phải cho nó vào đại học bằng được.

Cứ mỗi lần em nó đi thi, mẹ dậy sớm thổi xôi nếp đậu, bố quần áo chỉnh tề thắp hương cầu khấn tổ tiên, bà con cô bác đến đưa tiễn trang trọng lắm. Ở quê em bây giờ làm ruộng lam lũ, nên khát vọng thoát nghèo, đổi đời dồn mỗi vào chuyện học của thằng em. Thôi thì vì tương lai con em chúng ta, chị lại cơm đùm, cơm nắm đưa em đi, dù lên đây còn mệt hơn đi cày, đi cấy.

Tin trên báo và mạng Trung Quỗc:

1. Lực lượng “Giám sát trên biển” (“Hải giám”) của Trung Quốc bắt đầu vũ trang chấp hành pháp luật

Đội tàu thuyền chấp hành pháp luật tổng hợp trên biển của Trung Quốc với tên gọi là “hải giám”, vừa được thành lập do các chi đội, đại đội thuộc Tổng đội hải giám Trung Quốc, Tổng đội hải khu hải giám Trung Quốc (bao gồm Tổng đội Bắc hải, Tổng đội Đông hải và Tổng đội Nam hải), Tổng đội hải giám các tỉnh, thành phố khu vực ven biển tổ thành gồm hơn 8.400 ngưòi có 9 máy bay giám sát trên biển, hơn 200 tàu thuyền chấp pháp các loại, có đầy đủ khả năng hiệp đồng chấp pháp trên biển và trên không tương đối mạnh là đơn vị giám sát trên biển mới, ít người biết của Trung Quốc.

Trước hiểm họa Trung Quốc: Kế hoạch hành động của người Việt hải ngoại

Lê Xuân Khoa 

imageBài viết nhắm vào người Việt hải ngoại, nhưng lại khiến người trong nước như tôi phải suy nghĩ. Vì nó vạch ra những kịch bản mà đối tác có vai trò quyết định lại ở trong nước.

Tất nhiên, Nhà nước Việt Nam là đối tác mà tác giả phải nghĩ đến trước nhất. Hiểm họa suy sụp đã khiến các lãnh đạo Cộng sản phải gọi những người từng “phản bội Tổ quốc” là “Việt kiều yêu nước” với “chất xanh” đem về. Kết quả là đã có 6 – 8 tỷ USD mỗi năm, cứu nguy cho nền kinh tế. Tiếp theo, sự ngơ ngác khi bước vào sân chơi kinh tế thị trường quốc tế lại khiến Nhà nước ngập ngừng tiếp nhận một ít “chất xám” ở chừng mực không suy suyển cái thòng lọng “định hướng”. Kết quả là mới chỉ xài được vài trăm trong số vài trăm ngàn bộ óc xa xứ! Cái họa phương Bắc hôm nay chính là “thời cơ vàng” để Nhà nước đón nhận được đầy đủ, toàn diện, cả “chất xanh”, “chất xám” lẫn “chất hồng” (dòng máu yêu nước) của ba triệu đứa con dù khác biệt chính kiến nhưng sẵn sàng chung sức bảo vệ Mẹ Tổ quốc, sẵn sàng “giải quyết tình trạng đối kháng hiện thời bằng thái độ tương nhượng” như GS Lê Xuân Khoa đề nghị. Nếu (ôi, chữ “nếu” trớ trêu) người thủ lĩnh “có tâm, có tầm”, về mặt tâm lý chưa rơi vào trạng thái bạc nhược - sợ hết mọi thứ, dòng Tiên Rồng sẽ ghi một trang sử mới rực rỡ: sự hội tụ trở lại giữa một nửa của bọc trăm trứng đi xuống biển với một nửa đang trụ lại đất liền! Và bờ cõi Việt Nam sẽ mở rộng đến năm châu bốn biển, theo chân mỗi người con Việt!

Thất bại của Arhentina: Thất bại của một đội quân không thủ lĩnh

Phúc Lộc Thọ

clip_image001

clip_image003

Chiến thắng của Đội tuyển Đức trước hết đó là chiến thắng của thể lực sung mãn, kỹ chiến thuật hoàn hảo, có chiến lược, chiến thuật dàn quân hiện đại được sắp đặt, điều binh khiển tướng của một thủ lĩnh quyền năng biết người biết việc, biết địch biết ta [...]. Thế còn đội Arhentina thì sao? Nhìn sự điều binh khiển tướng của Maradona sao mà giống với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng điều hành nền kinh tế Việt Nam đến thế. Máu lên, quyết liệt lên thì lao vào bauxite, hung lên thì lao vào đường sắt cao tốc bất chấp hiệu quả, xem chừng có gỡ gạc được gì không?

Xem đội Arhentina chẳng thấy một tẹo gì gọi là chiến thuật hay sơ đồ phòng thủ hay tiến công cả. Cứ việc trao bóng vào chân các tuyển thủ và đứng ngoài hô xông lên, xông lên. Trông Maradona đứng ngoài nhảy như một con choi choi, không khác một anh hề trên sân khấu rối. Đội Arhentina thiếu hẳn một cái đầu có khả năng dàn và sắp xếp quân sĩ, khác hoàn toàn với đội tuyển Đức. Nếu có thể ví Huấn luyện viên đội Đức Joachim Loew là Tào Tháo thì Maradona lại giống như Lưu Bị, việc điều binh khiển tướng do kẻ khác giật dây; tức là hoàn toàn giống cách điều hành kinh tế của Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng – một kiểu làm chủ tập thể…

Phúc Lộc Thọ 

Vấn đề Vinashin - nhìn từ nhiều phía

PGS TS Vũ Trọng Khải

image Mấy ngày nay, sau “cái nóng” của dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, được “làm mát” nhờ quyết định phủ quyết của Quốc hội, cả nước lại nóng lên hầm hập vì vấn để Vinashin. Xin có đôi điều lạm bàn như sau:

1. Xét trên góc độ pháp lý

Vinashin là một doanh nghiệp có một chủ sở hữu là nhà nước. Từ 30/6/2010 trở về trước, nó hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước. Do đó, tuy không thể hiện trên văn bản, nhưng trên thực tế, Vinashin là doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn. Theo đó, ngân sách nhà nước và ngân sách doanh nghiệp là “hai bình thông nhau”. Điều đó có nghĩa là khi doanh nghiệp thiếu vốn, ngân sách nhà nước “tự động” cung ứng, dưới dạng cấp vốn hay cho vay theo quyết định của chủ sở hữu, mà ở đây là Chính phủ hay người đứng đầu Chính phủ. Và trên thực tế, tình trạng tài chính của Vinashin đã diễn ra như vậy, cho nên dù hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ nặng, Vinashin vẫn chưa rơi vào tình trạng phá sản. Bởi theo luật phá sản, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì mới bị coi là lâm vào tình trạng phá sản.

Tân "thuyền trưởng" con tàu Vinashin muốn xin lỗi nhân dân

 

Lời bình 1:

Nhưng đâu chỉ Vinashin là có lỗi? Hãy gọi đích danh "người đứng đầu" ra mà chịu lỗi với nhân dân (trước khi anh ta lĩnh thêm một "nhiệm kỳ" nữa!)

GS Trần Hữu Dũng

Lời bình 2:

clip_image002Ông Trần Quang Vũ - Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn Vinashin. Ảnh: Vneconomy

Đầu đề thì như trên nhưng xem cả bài trả lời phỏng vấn có thấy ý muốn xin lỗi được bộc lộ ở một chỗ nào đâu. Hơn nữa, nếu quả trong lòng thành khẩn thì ngay chuyện “quá say men chiến thắng” các ngài cũng phải giải trình các ngài đã “chiến thắng” những gì, “chiến thắng” như thế nào, có thế người nghe mới lọt tai, tin là các ngài thành khẩn, và hy vọng sẽ không còn vấp váp chứ! Đằng này, qua câu chuyện, chỉ thấy các ngài dùng tiền chơi chứng khoán, phát hành trái phiếu, nói cho cùng là một cách đánh bạc, hoàn toàn trái với chức năng nghề nghiệp của các ngài, đến nỗi nợ lên đến 80 ngàn tỷ đồng, gần hết số tài sản hiện có (90 ngàn tỷ). Thế mà không đưa ra truy tố pháp luật một cá nhân nào thì có quái gở không? Có lẽ các ngài là “nhóm lợi ích quý tử” rồi nên mới được các vị cầm chịch nuông chiều theo cách phá gia chi tử vậy đấy. Và bố mẹ cũng lão suy rồi nên mới để cho những đứa con “trời đánh” kiểu ấy ung dung tồn tại. Thôi thì, cứ cái đà ấy mà tiếp tục... đi lên hay đi xuống cũng không đoán được nữa.

Bauxite Việt Nam

Chẳng lẽ cứ phải nghe lời xin lỗi mãi?

Bút Lông

image “Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi nhân dân” – lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vừa chính thức lên tiếng sau khi thừa nhận họ đã quá say sưa tham gia thị trường chứng khoán, nhà đất, bảo hiểm (là những lĩnh vực sở đoản, ngoài ngành)... mà thiếu tập trung vào công việc chính là đóng tàu.

Vì thế trên nền tảng là vốn vay, gặp khủng hoảng kinh tế thế giới, Vinashin rơi vào khó khăn buộc phải “cơ cấu lại”, mà thực chất đó là một mỹ từ chỉ một dạng doanh nghiệp phá sản.

Tương tự, để xảy ra tình trạng mất điện trên diện rộng vừa qua, Tập đoàn Điện lực (EVN) cũng đã đưa ra lời xin lỗi.

VINASHIN: Bổ nhiệm người nhà và “xẻ” vốn trái nguyên tắc

image Tại sao một nguồn vốn không nhỏ của Nhà nước từ Tập đoàn Vinashin lại bị “xẻ” ra để cho con trai và em ruột Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình làm “đại diện”?

Những việc làm sai nguyên tắc của vị “Thuyền trưởng” Phạm Thanh Bình có là một trong những nguyên nhân chính làm “con thuyền Vinashin” chìm sâu và nợ nần, bế tắc ?

Hiện sai phạm của “Thuyền trưởng” Vinashin Phạm Thanh Bình đang được thẩm tra xác minh...

Cả dân tộc ta bắt đầu chạy "đúng đường"?

Nguyễn Anh An (Indonesia)

clip_image002Hà Nội là một thành phố ngổn ngang, đường sá eo hẹp, con người đông đúc, giao thông hỗn loạn

Rằng hay thì thực là hay / Vì đâu nên nỗi?... Điều này tránh xa”.

Bauxite Việt Nam

Một thế hệ trẻ đang chờ đợi cơ chế quản lý xã hội cần tiếp tục thay đổi để có thể gánh vác đất nuớc... Cho họ nhân cách sống, lòng tự trọng, họ sẽ biết điều khiển đất nước với lòng tự trọng. Cho họ tri thức, họ sẽ không ngu muội, độc ác, tham lam và sẽ tỉnh táo làm chủ bản thân.

Thả nổi thứ tài nguyên lớn nhất - con người

Ở xa nhà ngày nào tôi cũng nhớ Hà Nội. Người ta hỏi tôi từ đâu? Tôi nói "từ Việt Nam tới". Và tôi, một người Việt Nam nhỏ nhoi đang lang thang trên thế giới bao la luôn cẩn trọng trong ăn mặc, cách cười nói và cư xử, vì tôi nghĩ, mình có thể cộng một chấm tốt hoặc trừ đi một chấm tốt dù rất nhỏ của dân tộc mình.

Dân tộc Hàn Quốc và bài học gửi cho Việt Nam

 Hoàng Dương

clip_image001Mặc dù Hàn Quốc đã thua nhưng họ đã chứng tỏ họ là một đối thủ rất khó chịu.
Ảnh: VNN

Trong bấy nhiêu lý do khiến cho dân tộc Hàn quốc hơn dân tộc chúng ta dễ đến một cái đầu mà tác giả đưa ra, hình như có một lý do quan trong nhất nhưng... nói đến là phạm húy. Cùng một dân tộc cả thôi song cứ so sánh Hàn Quốc với Bắc Triều Tiên khắc tìm ra ngay lời giải. Có điều, hãy để yên nó ở trong đầu.

Bauxite Việt Nam

Dẫu không thể đi tiếp ở World Cup 2010, nhưng đội tuyển Hàn Quốc đã để lại một ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với những người hâm mộ. Trong những ngày này, nhiều người Việt Nam đã nói tới Hàn Quốc rất nhiều. Không phải chỉ nói tới bóng đá mà họ nói tới một dân tộc nghèo đói đã thăng hoa...

Khám phá nhà tù "thiên đường" ở Na Uy

clip_image009

Đăng bài viết này lên, BVN vô cùng lo lắng. Nỗi lo lớn nhất là các vị lãnh đạo nhà nước ta sẽ không còn người dân nào (tất nhiên là dân nghèo, chiếm chừng 7-80% dân số) để mà “lãnh đạo”. Bởi khi biết đến những nhà tù thế này ở Na Uy hẳn chắc dân chúng Việt Nam sẽ tình nguyện rời bỏ quê hương xứ sở tìm mọi cách vượt biên sang Na Uy để... xin ở tù.

Bauxite Việt Nam

Halden được mệnh danh là nhà tù nhân đạo nhất thế giới, bởi từ thiết kế cho tới trang thiết bị, hoạt động của nó đều nhằm cải huấn tù nhân theo phương châm “cho ngọt, cho bùi”, với phòng tắm cao cấp, phòng thu âm chuyên nghiệp, thậm chí cả phòng ngủ “vợ chồng”...

Nhà tù thấm đẫm chất nghệ thuật

Doanh nhân Việt đầu tư trí tuệ vào đâu?

Phan Lợi

image Tổng cục Thống kê vừa công bố mức nhập siêu hai quý đầu năm đạt 6,7 tỉ USD (bằng 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu) khiến thâm hụt cán cân thương mại lại trở thành bài toán khó giải khi đồng nhân dân tệ tăng giá (VN lại đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc).

Chính vì thế, hạn chế nhập siêu sẽ trở thành nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm của các nhà hoạch định chính sách, song đâu dễ! Bởi vì có đến 93% giá trị nhập siêu là tư liệu sản xuất và nguyên liệu chứ không phải là xe hơi, điện thoại, xa xỉ phẩm… như các nhóm lợi ích “khao khát” bảo hộ vẫn kêu gào!

Tuy nhiên, cũng phải thấy trong 7% kia có những loại hàng nhập khẩu khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi với giới doanh nhân: năm tháng đầu năm 2010, lượng tăm tre nhập khẩu qua riêng cảng Cát Lái (TP HCM) lên tới 82,5 tấn, phần lớn có xuất xứ Trung Quốc. Còn năm 2009, nước ta nhập khẩu, cũng chỉ qua riêng cảng Cát Lái, khoảng... 214 tấn tăm.

Không nên làm cổng chào kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long

TS KTS Doãn Quốc Khoa

image Rất mừng là UBND thành phố Hà Nội dừng quyết định làm 5 cổng chào kiên cố. Tuy nhiên việc làm 5 cổng chào dù là TẠM cũng nên dừng, bởi theo tôi có một số bất cập sau:

- Công trình có ý nghĩa thiêng liêng mà làm GIẢ, lại nói trước là làm GIẢ (mặc dù có lý do để nhân dân nhìn thực tế trước khi làm THẬT) nhưng vẫn gây tâm lý coi thường.

- Vì công trình làm GIẢ, dù có như thật nhưng không thể đẹp đúng ý đồ biểu hiện ... vì sự khác nhau của vật liệu và cảnh quan xung quanh (cũng phải được trau chuốt phù hợp và hài hòa với tính chất Cổng chào).

- Vì làm bằng vật liệu tạm, không chờ đến 1 năm, với điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới, khả năng nứt rạn, bợt màu, rêu mốc... là chắc chắn. Hình ảnh này sẽ tạo sự phản cảm với mục đích xây dựng Cổng chào.

Nhà nước phải kiện Vedan!

GS TS Nguyễn Vân Nam

clip_image001Với tư cách là chủ sở hữu, việc nhà nước kiện Vedan chính là đang thực hiện quyền hiến định của mình. Còn với tư cách là người đại diện cho dân, đây chính là nghĩa vụ, là trách nhiệm của nhà nước.

LTS: Ở nước ta, việc chính quyền nhân danh lợi ích công cộng để kiện doanh nghiệp yêu cầu bồi thường thiệt hại hiện vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, trong vụ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải, vấn đề này đã được Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất. Pháp luật TP HCM trân trọng giới thiệu bài phân tích của GS TS Nguyễn Vân Nam về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, có thể chưa phổ biến trong hoàn cảnh, điều kiện của nước ta.

Câu chuyện giáo dục: bịt lỗ hổng để không có Tiến sĩ rởm

Nguyễn Xuân Hãn

image Với loạt bài “Công nghệ sản xuất Tiến sĩ” , VNT đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc, bạn viết khắp trong và ngoài nước, chia sẻ với ông Nguyễn Ngọc Ân - người tự cho mình là “nạn nhân” của những trò mua bán bằng cấp “dỏm” , đồng thời cũng đặt ra vấn đề quản lý bằng cấp và sử dụng nhân tài trong bộ máy công quyền nước ta hiện nay. VNT đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Hãn xung quanh vấn đề này.

PV: Thưa ông, là một Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, ông bình luận gì về tấm bằng Tiến sĩ trị giá 17 ngàn đô của ông Nguyễn Ngọc Ân – Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Phú Thọ?

Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Hãn (NXH): Thời gian để đào tạo một TS trên thế giới trung bình phải mất khoảng 3-5 năm sau đại học chính quy, lao động vất vả không kể ngày đêm, còn kinh phí trung bình ở phương Tây hiện nay đòi hỏi đầu tư khoảng 100.000 USD. Ông Nguyễn Ngoc Ân qua công luận được biết ông vừa công tác vừa làm luận án TS với số tiền là 17 ngàn USD. Theo Điều 14 Luật Giáo dục năm 2005 ông Nguyễn Ngọc Ân phải nộp báo cáo việc làm TS và hồ sơ liên quan cho Bộ GD-ĐT để xem xét và công nhận. Nếu bằng TS của ông Ân là thật, đề nghị ông sớm được trọng dụng, còn nếu bằng TS giả phải thu hồi và chịu kỷ luật theo pháp luật.

Chủ nhật mà không thể thư giãn (Bài 1): Cơn sốt trước cổng trường mầm non công lập tại Hà Nội



Ới các bác ơi!

Tôi cóp tin và ảnh trên báo Công an nhân dân và kêu lên một tiếng may ra thấu đến các vị lãnh đạo TƯ và Hà Nội. Các bác hãy đến Bệnh viện K, bệnh viện Nhi..., các trường học xem nhân dân chữa bệnh và học hành thế nào. Bệnh viện K có lúc 8 người 1 giường, viện Nhi 4,5 người là bình thường. Sao không bớt tiền xây cổng chào, làm cao tốc hỏa xa, bớt đầu tư vào các tập đoàn ăn vào vốn... để xây thêm bệnh viện trường học?
Trần Nhương

Chủ nhật mà không thể thư giãn (Bài 2): Xếp hàng trắng đêm xin học mầm non & Clip Video Hàng trăm phụ huynh xếp hàng trắng đêm xin cho con vào học trường mầm non



Tiến Dũng - Hoàng Hà

24h đêm 30/6 bất chấp cái nóng oi ả, hàng trăm phụ huynh vẫn nằm, ngồi la liệt trước cổng trường mầm non Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) để chờ đến sáng hôm sau mua hồ sơ xin học cho con.

Để có thể trụ được tới sáng, nhiều người đã mang theo ghế nhựa, áo mưa, nước, bánh mỳ, sữa... Thậm chí, có người còn mang theo cả máy tính để tranh thủ làm việc. Không ít trong số này là các ông lão, bà lão ra ngồi xí chỗ để đến nửa đêm con trai, con gái ra "chiến đấu tới sáng".


Hàng trăm phụ huynh xếp hàng trước cổng trường đêm 30/6. Ảnh: Ngọc Thúy.

Thư giãn Chủ nhật: Tại sao bị cấm sử dụng màu cờ làm nền quảng cáo?



Cóc nhà quê


Sáng cuối tuần, nhâm nhi ly trà sớm, mở Bauxite Việt Nam, đập vào mắt là hai bức thư, lạ lẫm nhứt là bức thư của bác Lê Hải. Thiệt tình từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ, nhờ bác tui mới biết chuyện là Chính phủ ta lại cấm dùng màu cờ Tổ quốc (đỏ và vàng) để làm nền quảng cáo, bằng Pháp lệnh và Thông tư đàng hoàng! Mà ngặt nỗi tui cũng như bác, IQ của tui nó thấp quá, không hiểu sao “xứ mình nó lại thế”? (phỏng lời GS Hoàng Ngọc Hiến).

Thư giãn Chủ nhật: Đàn bầu - biểu tượng đặc sắc và độc đáo tâm hồn Việt

http://tienganh123.com/file/baihoc/news/tintuc/bai21/Danbau5.jpg


 Thế Văn

Cây đàn bầu Việt Nam từ lâu đã là "Ông hoàng" trong "bộ tộc" nhạc cụ cổ truyền dân tộc, mà ngày nay được hoàn thiện hơn để cùng với sự nâng cao hơn hẳn về nghệ thuật biểu diễn, đã trở thành một đại diện tiêu biểu của đặc sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập thế giới.

Tiếng đàn bầu Việt Nam từ xa xưa đến bây giờ và mai sau nữa, với sức lay động sâu xa, quyến rũ lòng người, được người Việt Nam ta say mê đặc biệt. Còn với người nước ngoài lâu nay, tiếng đàn bầu Việt Nam ở đâu cũng gây ấn tượng mạnh vì sự độc đáo của cây đàn một dây có âm sắc tuyệt đẹp, có thể chơi cả dân ca, nhạc phẩm mang hồn Việt lẫn nhạc phẩm các xứ sở trên thế giới, truyền cảm lạ lùng.

Nghĩ bóng đá luận về vai trò người trí thức như một tầng lớp chứ không phải những cá nhân riêng lẻ

http://blog.lib.umn.edu/ulric085/architecture/TeamworkTeaser.gif



Hà Đình Sơn

“Mỗi cá nhân chỉ lo tìm lối thoát  riêng, chứ không muốn hoặc không thể tìm lối thoát chung”. Đây vừa là chủ quan cá nhân, vừa là khách quan của xã hội chúng ta đang sống. Đội tuyển Việt Nam muốn chiến thắng thì mỗi cầu thủ phải giỏi kỹ thuật cá nhân và toàn đội phải có đấu pháp chuẩn.

Các đội bóng Nam Mỹ thiên về kỹ thuật cá nhân, lối đá trình diễn. Còn đội bóng châu Âu thì thiên về lối đá tổng lực, thực dụng. Đội bóng Việt Nam  yếu về kỹ thuật cá nhân và lúng túng về đấu pháp; chúng ta cần khắc phục và hoàn thiện cả hai. Khi ra sân ai cũng nhăm nhăm nghĩ đến được ghi bàn. Nhưng luật chơi không chiều theo ý chí chủ quan của mỗi người. Chúng ta đã bị mê hoặc bao nhiêu năm bởi chiến thắng, nhưng thật phũ phàng khi hòa nhập cuộc chơi nhân loại, đội bóng Việt Nam bị loại từ vòng của khu vực.

Thư giãn Chủ nhật: Vũ khí thay đổi nếp sống xã hội & lịch sử tại Nhật

http://www.dcvonline.net/php/images/012008/Mutsuhito.jpg


Nhà văn Vũ Huy Quang

“Thu kiếm” là chiến dịch tước khí giới nông dân, đã do Tướng Toyotomi Hideyoshi ra lệnh từ năm 1587 - không phải từ Soái phủ của Soái tướng Tokugawa Ieyasu – cốt để củng cố quyền lực, ngừa nông dân bạo động. Tokugawa Ieyasu thành Soái tướng (Shogun – độc tài quân sự toàn quốc) cũng duy trì lệnh này, từ năm 1603. Shogun Ieyasu, lại còn có lệnh kiểm soát súng. Chế độ Soái tướng Hành chánh (Tokunaga Bakufu) chỉ bắt đầu từ 1615, cũng luôn áp dụng chặt chẽ lệnh kiểm soát súng.

Súng xuất hiện ở Nhật, do những người  Portugal đi lạc đem vào, năm 1543. Mươi năm sau, người Nhật trên cả nước đua nhau chế súng, hàng loạt. Đến cuối thế kỷ XVI, họ đã dùng súng trong chiến tranh lẫn với nhau, nhiều hơn bất cứ nước nào ở Âu châu cùng thời (Noel Perrin, Giving up the Gun, 1979). Năm 1575, sự kiểm soát súng nổi lên thành vấn đề, vì vấn đề danh dự xã hội, rằng vì súng, một gã nông dân có thể giết được dễ dàng một samurai thượng hạng.

Tôn trọng nhân dân

http://www.ellenrixford.com/graphics/MechanicalPuppetsGraphics/BetablockerPuppetWebpix.jpg


 Nguyễn Quang A
 
Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” trước tiên phải tôn trọng dân. Lời nói và việc làm đôi khi cách nhau quá xa, khiến lòng tin bị xói mòn và uy tín của Nhà nước bị tổn thương, rồi khi không còn lòng tin và uy tín thì sao?

Có lẽ một phần do cảm nhận được sự bức xúc đó và phát huy được trách nhiệm của mình nên Quốc hội đã đưa ra một quyết định lịch sử: bác bỏ dự án đường sắt cao tốc được Chính phủ trình trong kỳ họp vừa qua. Quyết định này đã lấy lại niềm tin của cử tri, có thể mở ra một giai đoạn mới của sự phát triển của đất nước và tinh thần ấy cần được duy trì và phát huy.

Ba bài viết cùng một đề tài: Tình cảnh cùng khốn của nông dân vì bị các Tổng công ty xuất khẩu gạo độc quyền nhà nước ép giá

Dưới đây là ba bài báo có liên quan với nhau từ năm 2008 đến nay, đều nói lên tình trạng bất hợp lý của cái cơ chế độc quyền Nhà nước thông qua hai Tổng công ty Lương thực Bắc và Nam tha hồ ép giá gạo nông dân xuống mức rẻ mạt giữa lúc giá gạo thị trường thế giới lên cao nhằm thu những món lợi vào tay các “nhóm lợi ích”, còn nông dân, lực lượng nòng cốt của cách mạng, thì đói vàng con mắt. Hãy nghe một người nông dân, ông Lê Văn Lam, ngụ ở ấp Tuyết Hồng, Tân Phước, Tân Hồng, Đồng Tháp, kể khổ:
 
Có những điều bất công làm tui bức xúc lắm. Hiện nay giá gạo xuất khẩu 1.000 USD/tấn thì giá lúa chí ít cũng phải 8.000 đồng/kg, nhưng thực tế chỉ có 5.400 đồng/kg. Phần chênh lệch này đi vào túi ai? Việc Thủ tướng chỉ đạo ngừng xuất khẩu gạo đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhân cơ hội này tung tiền mua lúa vào với giá thấp để sau đó khi có lệnh xuất, họ sẽ xuất với giá cao. Họ làm ruộng, cấy lúa trên lưng người nông dân chúng tôi, nông dân mấy chục năm làm lúa cũng chỉ đủ ăn là mừng, trong khi các doanh nghiệp ngồi mát mà thu tiền tỷ”.

BVN tự nghĩ: cuộc cách mạng này bắt nguồn từ đâu và mục tiêu của nó là gì nhỉ? Câu hát “Nông dân là quân chủ lực” người nào tham gia kháng chiến từ những ngày còn trứng nước mà lại chẳng từng nghe qua một lần? Thế mà nay ai là kẻ phản bội lại mục tiêu đó để cho 70-80% dân số (nông dân) sống mãi trong tình trạng quẫn bức trong khi lẽ ra họ đã phải khấm khá từ lâu rồi? Nhà nước không quan tâm đến vấn đề này mà cứ mải đua nhau lo chuyện đường sắt cao tốc, mong đưa Việt Nam lên thiên đường hay là sẽ tụt hậu với tốc độ phi mã?

Bauxite Việt Nam


Đường sắt cao tốc giúp Việt Nam nhìn lại nợ quốc gia



Lê Nhung


http://www.usoge.gov/training/module_files/oge450_wbt_06/debt.gifSáng Chủ nhật, người dân Việt được biết một cách tương đối "minh bạch" về gánh nặng "chúa chổm" đang đè lên vai thế hệ con cháu do chính Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) "bật mí"!

Tuy buồn và lo, nhưng họ không phẫn nộ và nuốt hận như khi nghe những lời tung hứng rất "nổ và xạo" của các ngài EVN..., các ngài Bộ trưởng cùng sếp trong buổi họp tổng kết nửa năm "thắng lợi tột bậc" của CP!!!

GS TS Nguyễn Thu

Tài nguyên đang bị khai thác vì lợi ích cục bộ

Thượng Tùng



Việc "nơi nào càng nhiều tài nguyên, nơi đó càng nghèo" là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Một số chính sách, chủ trương của chúng ta bị những nhóm lợi ích lũng đoạn. Hệ quả tất yếu là tài nguyên đang bị khai thác vì lợi ích cục bộ, chưa nghĩ đến mai sau. Ai cũng biết xuất khẩu tài nguyên thô tạo ra ít giá trị gia tăng. Bây giờ chưa làm chủ được công nghệ chế biến thì khoanh lại, để dành, vài ba chục năm nữa, thế hệ con cháu chúng ta sẽ làm. Vấn đề địa phương chia nhỏ dự án để cấp phép tràn lan đặt ra tại diễn đàn Quốc hội là "qua mặt" Chính phủ - Anh hùng lao động Nguyễn Xuân Bao chia sẻ.

Hai lá thư bạn đọc: Không dùng màu cờ làm nền quảng cáo & Mấy ý kiến về cổng chào Thủ đô


 Lê Hải - Phùng Hoài Ngọc

Thư thứ nhất:




Kính thưa Ban biên tập BVN,


Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16-11-2001 nghiêm cấm “sử dụng quốc kỳ để quảng cáo” (khoản 3 Điều 5). Thông tư của Bộ Văn hóa-Thông tin (số 43 ngày 16-7-2003) hướng dẫn “không được dùng màu cờ tổ quốc làm nền cho quảng cáo” (điểm 8c Mục II). Nghị định số 56 ngày 6-6-2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin nêu rõ: “Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng đối với mỗi băng rôn quảng cáo dùng màu cờ tổ quốc làm nền hoặc chăng ngang đường giao thông” (khoản 2 Điều 51).

Trí thức chuyên ngành đã cảnh báo với Bộ trưởng Bộ GTVT về Vinashin từ đầu năm 2007

http://www.vinashinship.com.vn/pictures/bay1.jpg


KS Doãn Mạnh Dũng

Ngày 30-1-2007, khi Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng gặp các cựu quan chức Bộ GTVT chúc Tết, anh Phạm Quang Vinh nguyên Vụ phó Vụ Pháp chế Bộ GTVT đăng ký cho  Chi hội Khoa học kỹ thuật Biển TP HCM (nay gọi là Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP HCM)  đuợc gặp  Bộ trưởng. Sau buổi chúc Tết , ông Hồ Nghĩa Dũng tiếp đoàn gồm bốn người, tại 35 Hàn Thuyên, TP HCM. Cùng tham dự có anh Phạm Quang Vinh, anh Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Chi Hội KHKT Biển TP HCM (nguyên Giám đốc ĐHGTVT TP HCM , anh Ngô Lực Tải - Phó Chủ tịch Chi hội KHKT Biển TP HCM (nguyên Giám đốc Sở GTVT TP HCM) và tôi.

Việt – Trung đồng ý xử lý vấn đề trên biển một cách thích hợp



Tân Hoa xã
http://farm5.static.flickr.com/4020/4283802555_b01643d3f1.jpg“Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Việt Nam để chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước từ vị trí chiến lược và sử dụng Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt – Trung như nền tảng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện song phương”, đó là lời ông Đới Bỉnh Quốc nói trong cuộc hội đàm. Vậy thì Trung quốc đóng vai trò chỉ đạo trong quan hệ này rồi chứ đâu phải là bình đẳng, “song phương” nữa. Vậy mà ngài Phạm Gia Khiêm cũng bái lĩnh: Đó là lập trường không thay đổi của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm tiếp tục nâng cao quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung. Không thay đổi lập trưởng vĩnh viễn để cho Trung Quốc chỉ đạo mình? Khó nghe quá, không sao lọt tai nổi.

Bauxite Việt Nam

Chuyên quyền kiểu Việt Nam

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia độc đảng còn lại trên thế giới.
Những năm gần đây, trong khi kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh, giới quan sát cũng nhận thấy tình hình kiểm soát chính trị-xã hội trong nước có phần gia tăng.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, đã làm một cuộc nghiên cứu về vấn đề này, trình bày tại Hội thảo về các thể chế độc đoán Á châu tại Hong Kong. Giáo sư cho biết:

Việt Nam tăng cường kiểm soát Internet theo kiểu Trung Quốc

http://regionalcreations.com/main/wp-content/uploads/2009/04/censorship.png

Ian Timberlake

01-07-2010

HÀ NỘI - Blogger Nguyễn Huệ Chi đã bị kẻ tấn công bí ẩn trên mạng săn đuổi, mà nhiều người tin là Chính phủ.

Ông Chi và đồng nghiệp của ông đã lập một loạt các trang web và blog để kiến nghị với Chính phủ về các chính sách trong năm qua, nhưng chúng đã bị tấn công và bị ngăn chặn.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn