"TP.HCM là một Vedan khổng lồ"

Giang Sơn

SGTT.VN - Ông Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An đã ví von như vậy trong cuộc họp về môi trường.

clip_image002

Cá chết tại các làng nuôi cá bè ở phường Thống Nhất, Biên Hoà, Đồng Nai vào tháng 6.2010 Ảnh: Giang Sơn

Sáng ngày 11.12, bộ trưởng bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên cùng ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch UBND TP.HCM, chủ tịch Ủy ban sông Đồng Nai đã cùng chủ trì phiên họp thứ ba với lãnh đạo 11 tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai để đánh giá diễn biến môi trường trong lưu vực, đánh giá tình hình triển khai Đề án sông Đồng Nai tại cấp trung ương và địa phương.

Theo Tổng cục môi trường, trên lưu vực sông Đồng Nai có 103 khu công nghiệp và hàng chục cụm công nghiệp với lượng nước thải đổ ra hệ thống sông này là hơn 1,8 triệu m3/ngày đêm; khoảng 20 triệu dân với lượng nước thải sinh hoạt khoảng hơn 2,7 triệu m3/ngày đêm... là những nguy cơ rất lớn đến môi trường sống.

Theo kết quả phân tích nguồn nước tại các cửa sông cho thấy chỉ số N-NH4 trong nguồn nước đều vượt chỉ tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước loại A1, thậm chí có nhiều nơi vượt chỉ tiêu loại B1.

 

clip_image004Xây dựng nhiều công trình thuỷ điện trên đầu nguồn tác động lớn đến môi trường sinh thái lưu vực sông Đồng Nai. Ảnh: Giang Sơn

Ông Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An ví von: “TP.HCM hiện nay là "một Vedan khổng lồ" của Long An, bởi tình trạng ô nhiễm từ TP.HCM theo lưu vực sông tràn xúông Long An. Đến con còng, con cua... cũng phải chết huống chi những đìa nuôi tôm của người dân. Do đó không sớm có giải pháp giải quyết thì Long An nguy mất”.

Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) cho biết, kiểm tra trên 2.000 vụ việc thì đã có trên 800 vụ xả nước thải lén hoặc nước thải không đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra còn 700 làng nghề nằm xen lẫn trong các khu dân cư ven lưu vực sông, chủ yếu sản xuất các ngành nghề như thuộc da, dệt, nhuộm, tái chế kim loại, tái chế bọc ny lon và dầu nhớt nhưng không có hệ thống xử lý nước thải nên sông Đồng Nai phải gánh chịu ô nhiễm.

Ở góc độ khác, ông Lê Hoàng Quân cho biết, việc xây dựng nhiều công trình thuỷ điện trên đầu nguồn sông Đồng Nai đã và đang tác động lớn đến môi trường sinh thái lưu vực sông Đồng Nai, do đó có thể gây tác động không tốt hoặc cạn kiệt nguồn nước cho vùng hạ lưu, khiến nước sinh hoạt, sản xuất thiếu trầm trọng.

Bộ trưởng bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên, cho rằng chất lượng nước mặt lưu vực sông Đồng Nai rất đáng báo động. Nguyên nhân do nước thải công nghiệp đều có hàm lượng ô nhiễm cao như dệt, nhuộm, giấy, chế biến mủ cao su, xi mạ… đổ ra sông. Do đó, biện pháp cấp bách hiện nay là từ trung ương đến từng địa phương trong lưu vực cần có giải pháp bảo vệ môi trường.

G. S.

Nguồn: SGTT

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn