Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên phản đối thủy điện xả lũ

Hoàng Yến - Khắc Lịch - Chí Dũng - Công Tâm

clip_image003

Thủy điện xả lũ. Ảnh minh họa

Nước lũ từ sông Đà Rằng (hạ lưu sông Ba) đột ngột dâng cao gây ngập lụt nghiêm trọng tại TP Tuy Hòa, Phú Yên. Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên phản đối Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ 7.000m3/s. Trong khi đó, nhiều địa phương tại tỉnh Ninh Thuận bị chia cắt không qua lại được.

Phú Yên: Thủy điện xả lũ cao hơn mức thông báo, TP Tuy Hòa ngập lụt nghiêm trọng

Hiện tại, mưa lớn dữ dội vẫn quần đảo trên địa bàn Phú Yên và nước từ thượng nguồn đổ về làm cho mực nước các sông trong tỉnh liên tục dâng cao, các thủy điện tại tỉnh đã ồ ạt xả lũ.

Chiều tối 2/11, nước lũ từ sông Đà Rằng (hạ lưu sông Ba) đã đột ngột dâng cao gây ngập lụt nghiêm trọng, cắt đứt lưu thông tại hàng loạt tuyến đường và khu dân cư nội ô TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Tối cùng ngày, ông Đào Tấn Hoàng, Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, cho biết: nước lụt đột ngột dâng cao là do việc xả lũ từ các thủy điện trên sông Ba. Từ chiều 2/11, các lực lượng chức năng của thành phố đã tiến hành di dời khẩn cấp hàng loạt nhà dân bị ngập lụt tại khu vực ven sông Đà Rằng và hiện đang tiến hành di dời tiếp nhiều hộ khác.


Do khu vực chợ trung tâm tỉnh đã bị ngập lụt nên từ đêm 2/11, rất nhiều hộ buôn bán đã di dời, họp chợ tại ngã Năm TP Tuy Hòa và việc buôn bán đã bắt đầu nhộn nhịp.

Chiều 2/11, khi Thủy điện Sông Ba Hạ đề xuất xả lũ với lưu lượng 7.000 m3/s, ông Nguyễn Bá Lộc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên kiêm Trưởng BCH Phòng chống bão lụt-TKCN tỉnh này đã cực lực phản đối.

Theo ông Lộc, nếu xả lũ với mức độ đó, cộng với nhiều hồ thủy điện khác trên bậc thang sông Ba cùng xả lũ, sẽ vô cùng nguy hiểm cho vùng hạ du.

Ông Lộc nói: “Bây giờ phải thực hiện theo luật chứ không thể theo lệ nữa, thủy điện nào vi phạm Quy trình vận hành liên hồ chứa do Thủ tướng ban hành thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật”.

Theo thông báo trước đó, từ chiều 1/11, hồ thủy điện Sông Hinh xả lũ với lưu lượng từ 300-1.000 m3/s; hồ thủy điện Krông H’năng xả lũ với lưu lượng 729-1.292 m3/s, và từ sáng ngày 2/11, thủy điện Sông Ba Hạ đã xả lũ với lưu lượng 2.500-5.000 m3/s.
Vào đầu tháng 11/2009, hồ thủy điện sông Ba Hạ chỉ xả lũ với lưu lượng 1.400 m3/s mà sau nửa ngày, TP Tuy Hòa bị ngập, thiệt hại lớn về tài sản lẫn tính mạng con người.

clip_image004

Lũ sông Kỳ Lộ đang ùn ùn đổ về huyện Tuy An. Ảnh: Hoàng Yến

clip_image005

Nước lũ cắt đường từ huyện Tuy An đi huyện Đồng Xuân. Ảnh: Hoàng Yến

clip_image006

Điểm tắc đường trên tuyến Chí Thạnh - An Ninh Đông. Ảnh: Hoàng Yến

Trong khi đó, ở phía bắc Phú Yên, mực nước trên sông Kỳ Lộ đang lên dữ dội, ùn ùn phủ kín nhiều địa bàn huyện Đồng Xuân và Tuy An. Cùng với các tuyến Tuy Hòa - Đắk Lắk, Triều Sơn - La Hai, Sông Cầu - Đa Lộc bị tắc nghẽn do lũ lụt trong nhiều ngày qua; từ chiều 1/11, các tuyến đường huyết mạch phía bắc tỉnh như Chí Thạnh - La Hai, Chí Thạnh - An Ninh Đông đã bị “đứng bánh” do lũ chia cắt.

BCH BCH Phòng chống bão lụt-TKCN huyện Đồng Xuân cho biết: nước lũ hiện đã dâng ngập, cô lập nhiều khu dân cư thuộc các xã Sơn Long, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc và Xuân Quang 2. Trong sáng 2/11, các lực lượng chức năng của huyện đã khẩn cấp di dời 198 hộ dân với 823 nhân khẩu tại 4 xã này đến nơi an toàn. Huyện Đồng Xuân đang triển khai khẩn cấp lực lượng ứng trực tại các điểm xung yếu để kịp thời bảo vệ dân.

Còn BCH Phòng chống bão lụt - TKCN huyện Tuy An thông tin: hiện tại triều cường đã uy hiếp gần 100 hộ dân và làm sạt lở nhiều khu dân cư ven biển của huyện; lực lượng vũ trang đang phối hợp với nhân dân dùng bao cát hạn chế xâm thực và yêu cầu người dân chủ động di dời tránh triều cường. Bên cạnh đó, chính quyền huyện đã triển khai các chốt chặn tại những điểm đường bị tắc để kiên quyết ngăn cản người và xe liều lĩnh băng ngang.

Đến ngày 2/11, tỉnh Phú Yên đã có 4 người chết và mất tích do chìm xuồng, lũ cuốn. 2 người chết là ông Phạm Văn Cư (55 tuổi, ở thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa) và Đặng Hồng Kỳ (50 tuổi, trú thôn Lãnh Cao, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân).

2 người mất tích là con gái ông Đặng Hồng Kỳ (Đồng Xuân) và em Lê Thị Thanh Thủy (13 tuổi, ở thôn Thạnh Phú, xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa).

* Ninh Thuận: Huy động bộ đội đặc công, biên phòng, tỉnh đội... cứu dân

Theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Thuận, tính đến trưa ngày 2/11, nước lũ đã làm 4 người mất tích, 436 ngôi nhà bị sập , 4.897 ngôi nhà bị ngập nước cùng hàng nghìn gia súc bị nước lũ cuốn trôi.

Đập tràn bị sạt lở 2 cái, cống bị sạt lở 5 cái và cầu máng bị sạt lở 2 cái. Hồ Phước Trung đang thi công bị vỡ một đoạn dài 30m, sâu 14m với khoảng trên 30.000m3. Trên 560m núi bị sạt lở. Ước tính thiệt hại ban đầu lên tới trên 200 tỷ đồng.

Trước tình hình nước lũ diễn biến phức tạp và tàn phá nặng nề, UBND tỉnh Ninh Thuận đã điều động lực lượng Ban chỉ huy Quân sự tỉnh gồm 100 cán bộ chiến sĩ đơn vị trực thuộc, 5 xuồng máy, 11 xe ô tô, mở niêm sẵn sàng cơ động 3 xe thiết giáp tham gia di dời nhân dân và 173 cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ đê Sông Dinh.

clip_image008

Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Khắc Lịch

Cơ quan quân sự 7 huyện, thành phố gồm 150 người, 6 xuồng máy, 7 xe ô tô các loại và hơn 1000 lượt đội viên dân quân tự vệ của các huyện, thành phố tham gia di dời dân.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Thuận cũng đã cử 100 người, 5 xe ô tô, 4 xuồng máy đã ra quân cứu hộ cứu nạn khu vực hồ Ông Kinh, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải và điều động 65 chiến sĩ của cơ quan và đồn biên phòng 412, Hải đội 2 thực hiện nhiệm vụ hộ đê Sông Dinh và cứu hộ di dời dân ở xã An Hải, huyện Ninh Phước. Đưa 35 người dân đưa về nơi an toàn, đắp khoảng 2000 bao cát chắn đê Sông Dinh.

clip_image009

Hàng cán bộ, chiến sĩ được huy động cứu hộ nhân dân và gia cố đê đập. Ảnh: Khắc Lịch

Đoàn Đặc công 5 huy động gồm 283 chiến sĩ, 11 xuồng máy, 8 xe ô tô các loại tham gia di dời dân. Trung đoàn không quân 937/sư KQ 370 đã cử 55 cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ đê sông Dinh.

Hiện quốc lộ 1A, quốc lộ 27 và nhiều tỉnh lộ khác bị ngập sâu 0,5-1,0m, gây xói lở và làm ách tắc giao thông nhiều đoạn trong nhiều giờ; các tuyến đường liên huyện, liên xã ngập sâu từ 0,5-1,0m và nhiều tuyến đường bị chia cắt nhiều không qua lại được. Lực lượng Công an tỉnh, Công an các huyện và lực lượng xung kích tại chỗ đã tổ chức trực để hướng dẫn giao thông an toàn.

Đến trưa ngày 2/11, tỉnh Ninh Thuận đã di dời được 6.554 hộ/26.216 khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm.

clip_image010

Ninh Thuận ngập trắng nước lũ Ảnh: Khắc Lịch

clip_image011

4 người mất tích, 4.897 ngôi nhà bị ngập nước, 436 ngôi nhà bị sập. Ảnh: Khắc Lịch

 

clip_image014

Chó cũng đi tránh lũ. Ảnh: Công Tâm

clip_image015

Nấu ăn trong mùa lũ. Ảnh: Công Tâm

clip_image016

Lên bờ đê ngồi uống cà phê chờ nước rút. Ảnh: Công Tâm

clip_image017

QL 27A đoạn ngay đèo Cậu (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) bị lũ phá nghiêm trọng, đến ngày 2/11, các lực lượng cứu hộ phải túc trực để giúp đỡ các phương tiện và người dân qua lại ổn định đời sống.c

clip_image018

Ảnh: Chí Dũng

clip_image019

Ảnh: Chí Dũng

clip_image020

Chị em tranh thủ đi nhá cá để kiếm thức ăn trong ngày chưa họp chợ. Ảnh: Chí Dũng

clip_image021

Biết khi nào nước lũ rút hết? Ảnh: Chí Dũng

H. Y. – K. L. – C. D. – C. T.

Nguồn: Beenet

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn