Thất bại của Arhentina: Thất bại của một đội quân không thủ lĩnh

Phúc Lộc Thọ

clip_image001

clip_image003

Chiến thắng của Đội tuyển Đức trước hết đó là chiến thắng của thể lực sung mãn, kỹ chiến thuật hoàn hảo, có chiến lược, chiến thuật dàn quân hiện đại được sắp đặt, điều binh khiển tướng của một thủ lĩnh quyền năng biết người biết việc, biết địch biết ta [...]. Thế còn đội Arhentina thì sao? Nhìn sự điều binh khiển tướng của Maradona sao mà giống với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng điều hành nền kinh tế Việt Nam đến thế. Máu lên, quyết liệt lên thì lao vào bauxite, hung lên thì lao vào đường sắt cao tốc bất chấp hiệu quả, xem chừng có gỡ gạc được gì không?

Xem đội Arhentina chẳng thấy một tẹo gì gọi là chiến thuật hay sơ đồ phòng thủ hay tiến công cả. Cứ việc trao bóng vào chân các tuyển thủ và đứng ngoài hô xông lên, xông lên. Trông Maradona đứng ngoài nhảy như một con choi choi, không khác một anh hề trên sân khấu rối. Đội Arhentina thiếu hẳn một cái đầu có khả năng dàn và sắp xếp quân sĩ, khác hoàn toàn với đội tuyển Đức. Nếu có thể ví Huấn luyện viên đội Đức Joachim Loew là Tào Tháo thì Maradona lại giống như Lưu Bị, việc điều binh khiển tướng do kẻ khác giật dây; tức là hoàn toàn giống cách điều hành kinh tế của Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng – một kiểu làm chủ tập thể…

Phúc Lộc Thọ 

Linh cảm trước khi vào trận đấu, Phúc Lộc Thọ đã dự cảm rằng đội Arhentina của Maradona rồi sẽ thua nhưng thua đến 4 bàn không gỡ thì có phần hơi bị bất ngờ. Đội Arhentina “troạng” (tiếng Nghệ nghĩa là thủng lưới) y như tập đoàn Vinashin của Việt Nam, quanh đi ngoảnh lại mất toi 80.000 tỷ tương đương với 4 tỷ USD?

Vậy thì nguyên nhân vì sao mà Arhentina troạng dữ vậy? Có giống với Vinashin của Việt Nam không?

Phải chăng do đội Đức quá mạnh hay do Maradona nắm trong tay một đội quân cù lần, quá tồi?

Trước hết chúng ta hãy phân tích thực lực của từng đội. Nếu đội Đức có các lão tướng như Miroslav Klose (Bayern Munich), Thomas Mueller (Bayern Munich), Lukas Podolski sắc bén dạn dày trận mạc như Triệu Tử Long, như Quan Vân Trường, như Ngụy Diên thì Lionel Messi và Javier Mascherano của Arhentina có kém gì Hứa Chử, Điển Vi…

Vậy thì vì sao Arhentina thua khổ, thua sở, thua một cách tủi nhục, không gỡ lấy một bàn nào? Nếu so sánh với đội Brazil của ông Dunga thì có ý kiến còn cho thua là do chủ quan, do non nớt về ý chí thi đấu, nhưng vào đầu trận đội còn làm được việc: đè sấp, ghì cổ đội Hà Lan trong suốt hiệp 1. Còn đằng này chỉ 3 phút đầu ra quân, đội quân của Maradona đã troạng lưới từ một cú sút xa hiểm nhưng không phải vô phương hóa giải…

Để đánh giá lại trận này trước hết chúng ta hãy đánh giá đội quân của Huấn luyện viên Joachim Loew: Đó là một đội quân đều các tuyến từ thể lực đến kỹ chiến thuật. Do vậy nên trong suốt 90 phút thi đấu chúng ta thấy dường như không có một sơ hở nào khiến cho đội Arhentina có thể chọc bóng vào lưới. Cứ một khi đội tuyển Đức mất bóng thì dường như khu vực cấm địa của Đội tuyển Đức có tới 22 cầu thủ chứ không chỉ có 11… Đội quân áo đen ken dày tới mức một ngọn gió cũng khó lòng lọt qua chứ đừng nói là trái bóng.

Để có được bức tường sắt đó, đội tuyển Đức đã bố trí lực lượng dàn quân có kỷ luật và có bài bản khiến cho đôi chân của các tiền đạo Arhentina như Messi dường như tê cứng và bị vô hiệu hoàn toàn. Người Đức đã dày công nghiên cứu khu vực 16m50 để biến nó thành một trận đồ bát quái khiến cho đối phương hoàn toàn bị lạc lối, bị xé nhỏ, mất phương hướng và bị nghiền nát khi cố tình lao vào khu vực này.

Phòng tuyến phòng ngự của đội tuyển Đức không chỉ có chiều sâu, điệp trùng chướng ngại mà đó là một phòng tuyến “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Một trong 4 bàn thắng của đội tuyển Đức do một hậu vệ, cầu thủ khoác áo số 3 lên tham gia tấn công mang về cho đội tuyển Đức.

Như vậy sự lên xuống của các cầu thủ, chia khu vực để phòng thủ, dàn đội hình để phòng thủ theo một sơ đồ chiến thuật được sắp đặt sẵn khi mất bóng dường như được Huấn luyện viên Joachim Loew sắp đặt trước, từ bên Đức chứ không đợi đến Nam Phi mới bàn và sắp xếp.

Chiến thắng của Đội tuyển Đức trước hết đó là chiến thắng của thể lực sung mãn, kỹ chiến thuật hoàn hảo, có chiến lược, chiến thuật dàn quân hiện đại được sắp đặt, điều binh khiển tướng của một thủ lĩnh quyền năng biết người biết việc, biết địch biết ta. Sức mạnh của đội tuyển Đức bộc lộ sắc nét không chỉ trong trận gặp đội Arhentina mà cả trong trận gặp đội tuyển Anh. Thần thái của sự xuất quân, của những đòn tấn công, phòng ngự đều có sự tính toán, điều chỉnh theo một một nhịp kèn xung trận của nhạc trưởng.

Thế còn đội Arhentina thì sao? Nhìn sự điều binh khiển tướng của Maradona sao mà giống với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng điều hành nền kinh tế Việt Nam đến thế. Máu lên, quyết liệt lên thì lao vào bauxite, hung lên thì lao vào đường sắt cao tốc bất chấp hiệu quả, xem chừng có gỡ gạc được gì không?

Xem đội Arhentina chẳng thấy một tẹo gì gọi là chiến thuật hay sơ đồ phòng thủ hay tiến công cả. Cứ việc trao bóng vào chân các tuyển thủ và đứng ngoài hô xông lên, xông lên. Trông Maradona đứng ngoài nhảy như một con choi choi, không khác một anh hề trên sân khấu rối. Đội Arhentina thiếu hẳn một cái đầu có khả năng dàn và sắp xếp quân sĩ, khác hoàn toàn với đội tuyển Đức. Nếu có thể ví Huấn luyện viên đội Đức Joachim Loew là Tào Tháo thì Maradona lại giống như Lưu Bị, việc điều binh khiển tướng do kẻ khác giật dây; tức là hoàn toàn giống cách điều hành kinh tế của Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng – một kiểu làm chủ tập thể…

Với cách điều hành đó thì một Messi chứ 10 Messi cũng chẳng làm nên trò trống gì và rồi sẽ thủng lưới hàng loạt nếu cứ tiếp tục đá… Một đất nước dày đặc nhân tài, ở nhà nhất mẹ nhì con chỉ mới qua vài trận mà bụng đã trắng phớ.

Thật tội cho Arhentina, một đất nước thừa cầu thủ có tài nhưng lại đang thiếu vắng các thủ lĩnh cầm quân !

PLT

Nguồn: Phamvietdao Blog

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn