Sao lại là cổng chào?

Kỹ sư Vi toàn Nghĩa

clip_image001Phương án thiết kế cổng chào số 2 trên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài.

Nghe tin Hà Nội sắp làm cổng chào - với 50 tỷ đồng. Nghĩ thêm buồn mặc dù số tiền này là xã hội hóa chứ không phải tiền ngân sách. 50 tỷ, số tiền cũng không phải là lớn lắm. Nhưng nhìn vào tổng thể tình hình xã hội hiện nay thì có gì đấy RẤT KHÔNG ỔN. Có thể là rất cảm ơn các tập đoàn, doanh nghiệp đã hảo tâm với dân tộc về số kinh phí này, nhưng có thể sẽ không cảm ơn nếu số tiền này dùng để xây cổng chào. Ta hãy nhìn xem:

5 cái cổng chào nguy nga ấy có thể sẽ ấn tượng - nó sẽ có giá trị quảng bá cho một vài thương hiệu nào đó - sẽ ghi dấu ấn cho một vài vị lãnh đạo nào đó nhiều hơn là làm đẹp hay tăng thêm giá trị cho ngày lễ 1000 năm THĂNG LONG -HÀ NỘI.
Ta hãy thử nghĩ:

- Số tiền này có thể giúp Dân trí làm chiếc cầu tình nghĩa qua sông PÔ CÔ (một việc làm tuyệt vời của Dân trí).

- Số tiền này có thể giúp kỹ thuật cho diêm dân ta làm ra muối sạch để khỏi phải nhập muối nước ngoài - hãy đọc báo lề phải: nước mắt của họ đã mặn hơn hạt muối họ làm ra.

- Số tiền này có thể làm được con đường vào thôn PÁC CỦNG.

- Số tiền này có thể mua được nhiều thuyền tôn chống lụt cho Hà Nội năm nay.

- Số tiền này có thể thêm được tí ti vào quỹ lương các thầy cô giáo...

- Số tiền này có thể thêm vào quỹ mổ tim cho các em nhỏ đang chờ đợi từng giờ giũa cái sống và cái chết.

- Số tiền này có thể giúp cho người nghèo ốm đau được giảm giá thuốc (họ đang phải mua đắt gấp 40 lần giá thế giới - báo lề phải).

- Số tiền này có thể...

- Số tiền này có thể...

VẬY THÌ TẠI SAO LẠI LÀ CỔNG CHÀO?

Là những người lãnh đạo, mong các bác hãy hiểu được ý nghĩa, lý do từng đồng tiền (mặc dù cùng tính là USD, đồng, nhân dân tệ...). Phải biết đắn đo - đừng nghĩ cứ có tiền là tiêu - nhân đây hãy nhớ lại những đồng tiền "VÊ ĐAN " đã làm từ thiện.

Chúng ta cảm ơn các tập đoàn, doanh nghiệp có tấm lòng đối với dân tộc - không bao giờ quên. Nhưng phải luôn là trong sáng và vô tư. Ở cơ chế thị trường các đồng tiền quy đổi chưa hẳn đã giống nhau.

VTN

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Phụ lục:

Xây dựng 5 cổng chào lớn vào trung tâm Hà Nội

Chiều 22/6, tại cuộc họp triển khai thực hiện xây dựng 5 cổng chào ở 5 cửa ngõ đi vào trung tâm Thủ đô Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Phí Thái Bình đã chỉ định 5 doanh nghiệp được tham gia xây dựng 5 cổng chào.

Trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ định thầu với 5 doanh nghiệp gồm Công ty Cổ phần Vincom làm cổng chào số 1 trên đường 1A; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) làm cổng số 2 trên đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài; Vinaconex làm cổng chào số 3 trên đường Láng-Hòa Lạc; Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC làm cổng chào số 4 trên đường 5 Hà Nội-Hải Phòng; Công ty Cổ phần Him Lam làm cổng số 5 trên đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn.

Trong đó Công ty Cổ phần Him Lam và Công ty Cổ phần Vincom đề nghị xây dựng 2 cổng chào kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội tặng thành phố Hà Nội; 3 doanh nghiệp còn lại dự định ủng hộ ít nhất 50% kinh phí xây dựng 3 cổng chào được tham gia. Tổng kinh phí xây dựng 5 cổng chào theo dự tính khoảng 50 tỷ đồng.

Ông Phí Thái Bình đề nghị các sở, ban, ngành và các quận, huyện có liên quan tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục, giúp các doanh nghiệp xúc tiến thực hiện 5 cổng chào nói trên bảo đảm tiến độ. Đồng thời, các doanh nghiệp chủ động liên hệ với các cơ quan, địa phương liên quan để triển khai, phấn đấu đến ngày 5/7 có thể báo cáo thành phố tiến độ công việc.

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, ông Phí Thái Bình yêu cầu các huyện Sóc Sơn, Phú Xuyên, Gia Lâm, Hoài Đức hoàn thành công tác này trước ngày 30/6.

Cũng tại cuộc họp, Văn phòng Ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đã trình bày bản thiết kế ý tưởng 5 cổng chào.

Theo đó, cổng chào số 1 có hình tượng 10 cánh chim Lạc Việt vươn lên trời cao, đặt tại xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên trên diện tích khoảng 5.000m2 đất.

Cũng trên diện tích khoảng 5.000m2, cổng chào số 2 trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn có hình tang trống đồng cách điệu. Cổng số 3 tiếp giáp sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức có hình tượng trống đồng vươn lên từ đất và nước, với quy mô khoảng 4.000m2.

Cổng số 4 trên diện tích khoảng 1.200m2 thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm có hình tượng cọc trụ diệt giặc trên sông Bạch Đằng, lại vừa như cánh buồm vươn ra biển. Cổng số 5 trên diện tích khoảng 2.800m2 thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm có hình tượng 8 rồng chầu tượng trưng cho 8 vị vua triều Lý.

Theo Thanh Bình
TTXVN/Vietnam+

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn